fbpx

[KIẾN THỨC] Tấm lợp chống nóng: Đặc điểm và ứng dụng

Tấm lợp chống nóng là dòng vật liệu được sử dụng nhiều trong các công trình dân dụng lẫn công nghiệp. Nó không chỉ có tác dụng làm mái che mưa nắng, mà còn phát huy công năng cách nhiệt, chống nóng vào những ngày hè. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại tấm lợp khác nhau.

Trong bài viết này, Polyme Ngọc Diệp sẽ chia sẻ về đặc điểm và ứng dụng cụ thể của chúng trong từng loại công trình.

Giới thiệu về tấm lợp chống nóng

Tấm lợp chống nóng hay còn được gọi là tôn chống nóng là loại vật liệu được sử dụng cho mục đích chống nóng, cách nhiệt các công trình xây dựng ở mọi lĩnh vực.

Vật liệu tôn chống nóng có tác dụng lợp mái nhà, sở dĩ sản phẩm tấm lợp còn có tên là tôn chống nóng vì chúng được cán thêm một lớp xốp PU cách nhiệt có độ dày từ 18-20mm.

Ngoài ra, nếu là miếng dán chống nóng cũng sẽ được tăng độ dày để phù hợp với từng loại công trình. Mỗi tấm dán chống nóng sẽ có cấu tạo riêng và tuổi thọ tùy thuộc vào đơn vị cung cấp. 

Lớp chống nóng PU có hiệu quả cách nhiệt, hạn chế đối đa quá trình hấp thụ nhiệt lượng từ bức xạ mặt trời giúp không gian trở nên thoáng mát hơn so với những vật liệu lợp mái khác.

Hiện nay, những tấm lợp chống nóng mái tôn không chỉ dùng để che nắng, che mưa như các tấm lợp thông thường khác, mà tấm lợp này còn có những ưu điểm vượt trội tạo nên sự tiện ích và hiện đại cho các công trình.

Cấu tạo của tấm lợp chống nóng
Cấu tạo của tấm lợp chống nóng

Một số đặc điểm nổi bật của tấm lợp chống nóng

Cấu tạo chung của miếng lợp chống nóng bao gồm 3 lớp: 2 lớp bề mặt bên ngoài là các lớp tôn mạ kẽm, hoặc tôn mạ kẽm kết hợp với lớp màng PP/PVC, còn phần lõi bên trong được chế tạo từ chất liệu cách nhiệt như EPS, XPS, PU, bông khoáng,….

Với lớp xốp cách nhiệt, sản phẩm giúp ngăn cản được tác động của nhiệt độ môi trường. Loại vật liệu này có cấu tạo từ những chất liệu thân thiện với môi trường, không tạo mùi nên rất an toàn cho người sử dụng.

Vì tấm lợp chống nóng có kết cấu từ những chất liệu có trọng lượng tương đối nhẹ, nên sản phẩm rất tiện cho việc thi công, vận chuyển và lắp đặt cho các công trình.

Tấm lợp chống nóng có tác dụng để lợp mái nhà
Tấm lợp chống nóng có tác dụng để lợp mái nhà

Phân loại các loại tấm lợp chống nóng phổ biến

Hiện nay, tấm lợp chống nóng có 3 loại chính:

Dạng rỗng

Tấm lợp này có cấu tạo rỗng ở bên trong, trọng lượng nhẹ và giá thành rẻ hơn so với các dạng khác. Ứng dụng của tấm lợp dạng rỗng là làm mái vòm sân và mái che cho giếng trời. Tuy nhiên, điểm yếu của loại tấm lợp nhựa chống nóng này là tuổi thọ thấp, trung bình kéo dài từ 5-7 năm. 

Tấm lợp có cấu tạo rỗng ở bên trong
Tấm lợp có cấu tạo rỗng ở bên trong

Dạng đặc

Khác với tấm lợp dạng rỗng thì tấm lợp chống nóng poly đặc này tuổi thọ cao, giá thành cũng cao hơn so với loại rỗng ruột. Ngoài chịu được lực mạnh, mẫu mã đa dạng, sản phẩm này còn đáp ứng đủ yêu cầu như chống nóng, cách âm, lấy sáng. Dạng này được ứng dụng nhiều trong các công trình xây dựng hiện đại.

Tấm lợp chống nóng dạng đặc có nhiều màu sắc đa dạng
Tấm lợp chống nóng dạng đặc có nhiều màu sắc đa dạng

Dạng sóng

Tấm lợp dạng sóng này được tối ưu tốt nhất các đặc điểm như cách nhiệt, cách âm, lấy sáng và dễ uốn cong. Miếng lợp dạng sóng thường được dùng để lợp mái nhà, mái bể bơi hay mái hiên cửa sổ.

Đặc điểm tối ưu của tấm lợp chống nóng dạng sóng
Đặc điểm tối ưu của tấm lợp chống nóng dạng sóng

Các loại tấm lợp chống nóng tốt nhất hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại tấm lợp chống nóng hiện đại và tiện lợi. Dưới đây là một số tấm lợp chống nóng đang được ưa chuộng và sử dụng hiệu quả nhất ngày nay.

Tấm lợp PU chống nóng

Tôn PU được cấu tạo từ lớp lõi PU (Polyurethane) có hệ số cách nhiệt cao và khả năng cách âm rất hiệu quả. Do đó, có thể xem đây là một trong những loại vật liệu chống nóng tốt nhất hiện nay.

Tấm lợp chống nóng PU ngày nay được sử dụng trong nhiều công trình, không chỉ bởi khả năng chống nóng cao, mà tuổi thọ sử dụng của sản phẩm cũng rất lâu dài, có thể sử dụng đến hơn hàng chục năm.

Ngoài ra sản phẩm còn thân thiện với môi trường vì là vật liệu không mùi, an toàn sức khỏe cho con người và giúp bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên do tiết kiệm năng lượng, giảm lượng khí thải ra môi trường.

Miếng lợp chống nóng PU vừa có thể giúp cách nhiệt, chống nóng lại và giảm thiểu được lượng điện năng tiêu thụ, giúp tiết kiệm chi phí nhưng điểm yếu duy nhất là sản phẩm này có chi phí đắt hơn các tấm lợp khác.

Tấm lợp PU chống nóng là một trong những vật liệu tốt nhất hiện nay
Tấm lợp PU chống nóng là một trong những vật liệu tốt nhất hiện nay

Tấm lợp EPS chống nóng

Tôn EPS là loại tôn có khả năng cách nhiệt vô cùng cao, do sản phẩm panel có cấu tạo gồm 3 lớp chính gồm: hai lớp mặt ngoài và lớp lõi EPS đặc biệt ở giữa.

Đây là một loại vật liệu được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình hiện nay. Sản phẩm có cấu tạo phần lõi từ chất liệu EPS nên có tính chống nóng, chịu lực tốt, thích nghi dễ dàng với mọi công trình.

Cấu tạo tấm lợp EPS có lớp lõi EPS ở giữa cách nhiệt cao
Cấu tạo tấm lợp EPS có lớp lõi EPS ở giữa cách nhiệt cao

Thông số kỹ thuật của tấm tôn EPS chống nóng được thể hiện trong bảng sau.

Thông số kỹ thuật cơ bản của tấm panel EPS
Tỷ trọng tiêu chuẩn 8kg/m3 – 40kg/m3
Hệ số truyền nhiệt 0.018 – 0.020kcal/h.m².ºС
Hệ số hấp thụ nước 1.8 – 2.3ep/v%
Hệ số thẩm thấu nước 30 – 60% ở 23ºC
Khả năng chịu nhiệt -60ºC – 80ºC (120ºC)
Độ kín của lớp lõi xốp 90 – 95%
Lực kéo nén 1.7 – 2.0kg/cm2
Lực chịu uốn 40 – 69kg/cm2

Tấm lợp XPS cách nhiệt

Tấm lợp XPS có cấu tạo đặc biệt từ chất dẻo PS, phần lõi được sản xuất từ chất liệu XPS bền bỉ, cách nhiệt tốt. Đây là một trong số các loại vật liệu đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008 về chất lượng chống nóng và cách nhiệt.

Ngoài đặc tính cách nhiệt vượt trội miếng xốp XPS còn có khả năng chịu lực nén tốt và có khả năng chống nước và cách âm cao. Sản phẩm có khối lượng nhẹ, vận chuyển và cắt xén theo kích thước mong muốn một cách dễ dàng.

Do cấu tạo bề mặt của nó là nhựa, không có lớp xi măng polyme nên khi thi công lắp đặt, xốp XPS sẽ không bám chắc vào lớp vữa xi măng.

Cấu tạo bề mặt XPS là chất dẻo PS
Cấu tạo bề mặt XPS là chất dẻo PS

Tấm lợp Glasswool

Tấm lợp Glasswool có lớp lõi từ sợi bông thủy tinh, là một trong những sản phẩm có hiệu quả cách nhiệt vượt trội lên đến 95%, khả năng chịu nhiệt tối đa 350ºC, tính đàn hồi tốt và dễ thi công.

Ngoài ra, loại vật liệu này còn có tác dụng giữ ấm, giúp điều hoà nhiệt độ trong những ngày thời tiết lạnh giá.

Sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, tạo nên không gian mát mẻ và thông thoáng cho người dùng.

Tuy nhiên, trong quá trình thi công cần mang đầy đủ đồ bảo hộ lao động để tránh bụi mịn từ các sợi bông gây bám dính lên da gây ngứa, khó chịu.

Xem thêm: BÔNG CÁCH NHIỆT – PHÂN BIỆT BÔNG KHOÁNG VÀ BÔNG THỦY TINH

Tấm lợp Glasswool chống nóng hiệu quả
Tấm lợp Glasswool chống nóng hiệu quả

Tấm lợp Rockwool

Bông khoáng Rockwool hay còn được gọi là là bông khoáng cách nhiệt là loại vật liệu được tạo ra từ 2 loại quặng đá là Dolomit và Bazan ở nhiệt độ 1600ºC, tạo nên vật liệu có kết cấu rất bền.

Bông khoáng chủ yếu dùng để làm vách ngăn cách nhiệt, tấm lợp chống cháy, cách nhiệt ống dẫn với khả năng chịu được nhiệt độ lên đến 800ºC.

Khi thi công chống nóng bông khoáng cần lưu ý một vấn đề đó là bụi mịn từ bông khoáng bay ra có thể bám lên da gây dị ứng hoặc bay vào mắt, mũi gây khó chịu.

Miếng lợp Rockwool chống cháy cách nhiệt
Miếng lợp Rockwool chống cháy cách nhiệt

Xem thêm: 18+ CÁCH CHỐNG NÓNG CHO NHÀ MÁI TÔN PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY

Ứng dụng các loại tấm lợp chống nóng trong đời sống

Vì là một sản phẩm hiện đại và tiện lợi nên tấm lợp được ứng dụng trong nhiều công trình khác nhau.

Làm nhà kính trồng rau

Hiện nay để tiết kiệm chi phí thì người ta thường dùng miếng lợp chống nóng thay vì mua kính làm mái. Vật liệu này vừa đảm bảo khả năng cách nhiệt, chống nóng vào mùa hè, giữ nhiệt độ ấm áo vào mùa đông mà còn giúp tăng năng suất cây trồng.

Làm mái che cho giếng trời

Việc thiết kế giếng trời cho những ngôi nhà trong phố hay ít cửa sổ là điều cần thiết cho ngôi nhà của bạn. Sử dụng tấm lợp chống nóng hay panel chống nóng giúp bạn hạn chế nước mưa rơi xuống nhà và ánh nắng tỏa xuống từ giếng.

Với những đặc điểm cấu tạo vượt trội, tính năng chống nóng, cách nhiệt hiệu quả, nên tấm lợp chống nóng rất được các kỹ sư ưa chuộng dùng làm mái chống nóng cho các công trình thi công như nhà ở, văn phòng làm việc, toà nhà cao tầng, khu trung tâm thương mại, hội trường,….

Miếng lợp chống nóng được sử dụng làm mái cho các công trình
Miếng lợp chống nóng được sử dụng làm mái cho các công trình
Tấm lợp chống nóng có tác dụng che nắng che mưa cho nhà ở
Tấm lợp chống nóng có tác dụng che nắng che mưa cho nhà ở
Ứng dụng của tấm lợp chống nóng trong đời sống hàng ngày
Ứng dụng của tấm lợp chống nóng trong đời sống hàng ngày

Tại sao nên sử dụng tấm lợp chống nóng kết hợp giải pháp phun PU Foam để cách nhiệt hiệu quả?

Việc sử dụng phương pháp phun PU Foam kết hợp với sử dụng tấm lợp chống nóng ngày nay là giải pháp khá phổ biến trong đời sống và đem lại hiệu quả cao.

Giải pháp này có tác dụng cách nhiệt, cách âm chống cháy cho nhiều vị trí khác nhau như sàn, trần, tường, mái và các vách ngăn công trình dân dụng cũng như công nghiệp.

Không chỉ có ưu điểm về chống nóng, chống ẩm, cách âm mà nhờ vào tấm cách nhiệt PU nên việc thi công trở nên thuận lợi hơn, giảm trọng lượng công trình nên tiết kiệm được nhiều chi phí.

Giải pháp này đã và đang được nhiều nhà thầu xây dựng lựa chọn sử dụng phổ biến trong và ngoài nước. Là công ty uy tín với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công chống nóng, Polyme Ngọc Diệp đã nghiên cứu và ứng dụng giải pháp phun PU Foam chống nóng trần mái đạt hiệu quả cao.

Nếu khách hàng có nhu cầu tham khảo thêm về các vật liệu liên quan đến tấm lợp chống nóng, vui lòng liên hệ ngay Polyme Ngọc Diệp qua hotline 0934.333.490 hoặc fanpage Polyme Ngọc Diệp JSC để được tư vấn hỗ trợ trực tiếp.

Bình Luận
.
.
.
.