fbpx

CÁCH LÀM PHÒNG CÁCH ÂM BẰNG PU FOAM- CÔNG NGHỆ ĐỘT PHÁ TỪ CHÂU ÂU

Cách làm phòng cách âm bằng công nghệ PU Foam là một giải pháp bổ xung và thay thế mang lại hiệu quả vượt trội. Giải pháp được đánh giá cao hơn hẳn khi sử dụng các vật liệu truyền thống như: Mút đen tiêu âm chống rung, bông khoáng cách âm, tấm tiêu âm XPS hay sử dụng 2 lớp bông thủy tinh ép chặt vào nhau,… Với cấu trúc open cell khiến âm thanh di chuyển theo đường zíc zắc và dần triệt tiêu hoàn toàn, công nghệ phun PU Foam opencell đã được ứng dụng phổ biến ở Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước châu Âu như Anh, Mỹ, Úc,… Ngày nay, nó đang dần phát triển rộng rãi trên thị trường Việt Nam.

PU Foam là gì?

Foam Pu (Polyurethane) hay có thể gọi ngược lại là PU Foam, đây là hợp chất hữu cơ cao phân tử gồm 02 thành phần chủ yếu: polyols (thành phần chính quyết định đến cấu trúc của thành phẩm tạo thành) và isocyanate (chất làm cứng) được phối trộn bằng thiết bị chuyên dụng cho ra sản phẩm có dạng bọt xốp siêu nhẹ, không mùi, không vị, màu trắng ngà.

Hợp chất PU Foam

Ảnh hợp chất polyurethane foam (Foam PU)

Bọt xốp PU Foam thường được chia thành 2 loại đó là PU Foam cách nhiệt và PU Foam cách âm. Tùy từng hạng mục cũng như thực trạng công trình để thực hiện thi công loại Foam nào với độ dày phù hợp.

Foam cách âm chuyên dụng 

Foam cách âm chuyên dụng

(Ảnh phun PU Foam cách âm cho quán Karaoke)

PU Foam cách âm chuyên dụng hay còn gọi là PU Foam opencell (ô mở). Bọt xốp PU Foam opencell được tạo thành từ 2 thành phần là Isocyanate và Polyol mã B1801B2 bằng máy phun cao áp. Do cấu trúc ô mở với bề mặt xốp mềm khiến âm thanh bị hấp thụ vào trong sẽ di chuyển theo đường zíc zắc và dần triệt tiêu hoàn toàn.

Một ưu điểm của giải pháp này đó là lớp bọt xốp tạo thành liên tục, không mối nối, không khe kẽ mang lại hiệu quả cách âm vượt trội hơn hẳn các giải pháp sử dụng tấm truyền thống. Ngoài ra, thành phẩm tạo thành có khả năng kháng cháy cao, phù hợp với yêu cầu PCCC của nhà nước. Do đó, giải pháp rất phù hợp với những công trình như cách âm quán karaoke, quán bar, Lounge, Club, hội trường, lớp học,  ….

Những ưu điểm vượt trội của Foam cách âm

Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của giải pháp phun PU Foam cách âm:

  • Nhờ cấu trúc open cell (ô mở) dẫn đến âm thanh phải chuyển hướng liên tục theo đường zíc zắc giúp Foam Pu có hệ số cách âm lớn nhất so với các tổ hợp cách âm truyền thống trên thị trường, hệ số cách âm tới 23dB (thí nghiệm vật liệu do Bộ xây dựng tiến hành).
  • Khả năng cách nhiệt vượt trội, độ dẫn nhiệt λ cực thấp ~ 0,035 [W / (m · K)] bằng 2,5% – 7% so với gạch nung là 0,5 – 1,4 [W / (m · K)]
  • Sản phẩm có tính chống cháy cấp B2 (cấp chống cháy lan) đáp ứng triệt để yêu cầu chống cháy của vật liệu hoàn thiện.
  • Độ bám dính, khả năng điền đầy, làm kín bề mặt, khe kẽ tuyệt đối – > giúp giải quyết triệt để vấn đề lọt âm của các giải pháp truyền thống, ngăn ngừa ẩm mốc, phát tán mùi, vật chất nguy hại (như sợi bông thủy tinh, sợi bông khoáng, mùi hóa chất từ vật liệu sử dụng trong kết cấu, vật liệu hoàn thiện) ra không gian sử dụng và môi trường.
  • Trọng lượng nhẹ, giảm tải trọng lên kết cấu chịu lực, giảm chi phí vật tư và thi công kết cấu chịu lực.
  • Khả năng thi công linh hoạt trên nhiều dạng bề mặt hay kết cấu phức tạp.
  • Khả năng chống chịu điều kiện thời tiết khắc nghiệt, ẩm mốc, chuột bọ, mối mọt cao. Độ bền tới 70 năm (thí nghiệm trên máy gia tốc của Đức).
  • Sau phản ứng tạo thành chất trơ về mặt hóa học, an toàn cho người sử dụng, thân thiện với môi trường.

Cách làm phòng cách âm bằng giải pháp phun PU Foam

Cách làm phòng cách âm

Cách làm phòng cách âm

Tùy vào từng thực trạng công trình sẽ có giải pháp thi công khác nhau. Sẽ có công trình cần thi công đồng thời cả lớp thẩm âm lẫn cách âm hoặc cần kết hợp với một số dòng vật liệu cách âm khác. Dưới đây là ba bước thi công cách âm cơ bản mà hầu hết các công trình phải thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

  • Hàn hệ thống khung sắt hộp vách và trần, cách bề mặt tường khoảng 5cm;
  • Vệ sinh sạch khu vực cần phun foam cách âm bằng máy vệ sinh công nghiệp.

Bước 2: Phun PU Foam cách âm

  • Chuẩn bị máy bơm/ phun chuyên dụng và các 2 thành phần Isocyanate và Polyol 
  • Cài đặt máy phun với tỉ lệ theo tiêu chuẩn và tiến hành phun, bơm vào hệ thống khung sắt hộp và tường sao cho vật liệu foam nở che kín và khít lên tất cả bề mặt thi công theo độ dày như yêu cầu. Sử dụng foam đạt đúng tỉ trọng thì khả năng cách âm càng tốt, thông thường Polyme Ngọc Diệp lựa chọn mã Polyol B1801B2 với khả năng cách âm tốt nhất và kháng cháy cao.

Bước 3: Thi công lớp ngoài cùng

  • Sau khi thi công xong lớp foam cách âm, ta tiến hành thi công lớp ngoài cùng để trang trí đồng thời xử lý tiêu âm với độ dày tối thiểu 10mm. Việc thi công lớp ngoài cùng cần chú ý đến vật liệu tiêu âm, loại bỏ âm thanh vọng lại.

Dùng những vật liệu tiêu âm chuyên nghiệp như: gỗ tiêu âm, mút hình tiêu âm, mút trứng tiêu âm… hoặc sử dụng tấm thạch cao và tạo sự gồ ghề giúp làm gãy đường đi của âm thanh như phun bả, thạch cao tạo gai sần vừa trang trí vừa tiêu âm.

Polyme Ngọc Diệp, đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thi công  Phun PU Foam cách âm, cách nhiệt,… với nhiều năm kinh nghiệm cùng trang thiết bị máy móc hiện đại, đội ngũ kỹ thuật lành nghề sẽ mang lại cho bạn sự hài lòng tuyệt đối.

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ POLYME NGỌC DIỆP

Trụ Sở: Số 36 đường số 3 KDC An Trang, An Đồng, Huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng.

Điện thoại: 0225 35 31 479

Fax: 0225 35 31 472.

Chi nhánh Hà Nội: Ngõ 3 , Đê Đại Hà, xóm 10, Xã Yên Mỹ, Huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Điện thoại: 0246 294 9986

Hotline: 0934.333.490

Chi nhánh HCM: 2368/1B Quốc Lộ 1A, An Phú Đông, Quận 12, TP.HCM.

Điện thoại: 0287.309.6886

Hotline: 0934.333.490

Fanpage: Polyme Ngọc Diệp JSC

Bình Luận
.
.
.
.