fbpx

Âm thanh là một dạng năng lượng có khả năng truyền qua nhiều loại môi trường như rắn, lỏng, khí. Mặt trái của việc lan truyền âm thanh là làm mất đi sự riêng tư của một không gian và gây tiếng ồn cho không gian khác. Các giải pháp cách âm ra đời là để giải quyết mặt trái đó. Hãy cùng Polyme Ngọc Diệp tìm hiểu khái niệm và các giải pháp cách âm cho công trình dân dụng và quán karaoke, quán bar qua bài viết dưới đây.

Cách âm là gì? Cơ chế hoạt động của cách âm như thế nào?

Bản chất của âm thanh

Âm thanh là các dao động cơ học/chuyển động của các phân tử, nguyên tử hay các hạt làm nên vật chất và lan truyền trong vật chất. Bản chất của nó là sóng. Vì thế, khi truyền qua bề mặt ngăn cách giữa 2 không gian, âm thanh sẽ bị tách làm 3 phần:

  • Sóng âm phản xạ: Là phần âm thanh quay lại môi trường cũ sau khi “va đập” vào bề mặt ngăn cách.
  • Sóng âm hấp thụ: Là phần âm thanh truyền trong bề mặt ngăn cách hoặc bị chuyển hóa thành một loại năng lượng khác mà không lan truyền ra bên ngoài không gian.
  • Sóng âm lan truyền: Là phần sóng âm xuyên qua bề mặt ngăn cách lọt sang phần không gian còn lại.
Âm thanh là các hạt phân tử dao động và di chuyển dưới dạng sóng âm
Âm thanh là các hạt phân tử dao động và di chuyển dưới dạng sóng âm

Nhiệm vụ của cách âm chính là ngăn chặn hoặc làm giảm âm thanh xuyên qua bề mặt ngăn cách, từ đó duy trì sự yên tĩnh, riêng tư cho không gian.

Khái niệm và cách hoạt động

Cách âm là khái niệm chỉ các phương pháp ngăn âm thanh truyền qua giữa 2 không gian tách biệt bởi cấu kiện ngăn chia hoặc cách ly một không gian khỏi tiếng ồn từ bên ngoài. Mục tiêu của cách âm tiếng ồn là làm giảm decibel (dB) hoặc hấp thụ âm thanh. 

Cách âm hoạt động dựa vào các vật liệu, chất cách âm. Chúng thường được sử dụng cho các bộ phận chính của không gian như tường, trần, sàn và cửa ra vào. 

Cách âm đề cập đến các giải pháp ngăn âm thanh từ bên trong truyền ra ngoài và ngược lại
Cách âm đề cập đến các giải pháp ngăn âm thanh từ bên trong truyền ra ngoài và ngược lại

Ứng dụng

Làm cách âm là yếu tố cần thiết gần như cho mọi loại công trình, từ khu dân cư (nhà ở, chung cư) đến khu văn phòng (phòng họp, phòng hội nghị,…), khu thương mại (quán karaoke, bar, pub,…). 

Với khu dân cư, hệ thống cách âm thường tập trung vào các cấu trúc hiện có, chẳng hạn như cửa sổ và cửa ra vào. 

Trong khi đó, khu văn phòng thường thực hiện cách âm ở phần cửa ra vào và tường. Còn các khu thương mại có thể áp dụng cách âm toàn bộ bộ phận quan trọng của không gian gồm tường, trần, sàn và cửa (cửa sổ, cửa ra vào).

Nguyên tắc chính của cách âm

Khối lượng và mật độ

Tất cả các vật liệu rắn có độ đặc hoặc nặng đều có thể giúp ngăn chặn âm thanh. Bằng cách bổ sung vật liệu dày, đặc giữa nguồn phát và điểm nhận âm thanh, sóng âm thanh sẽ bị giảm năng lượng khi đi qua. 

Ví dụ, bạn có thể tăng khối lượng và mật độ của tường nhà bằng cách dùng vật liệu bê tông hoặc kết hợp vách thạch cao, tấm thạch cao, OSB,…

Vật liệu nặng và đặc như bê tông có thể giảm lan truyền âm thanh hiệu quả
Vật liệu nặng và đặc như bê tông có thể giảm lan truyền âm thanh hiệu quả

Biện pháp cách nhiệt cách âm này sẽ phát huy hiệu quả đối với những âm thanh truyền qua không khí như tiếng nói chuyện, tiếng nhạc,… và không có tác dụng rõ rệt đối với những tiếng ồn tác động như tiếng đồ vật rơi vỡ, tiếng khoan, đục, đẽo,…

Hấp thụ

Thay vì chặn hay chuyển hóa âm thanh sang dạng năng lượng khác, nguyên lý cách âm này hướng đến việc hấp thụ bớt tiếng ồn và được thực hiện nhờ các loại vật liệu có cấu trúc phân tử mở (để âm thanh đi vào và bị hấp thụ) như mút trứng, mút phẳng, bông khoáng, bông thủy tinh,…

Các loại vật liệu như vậy thường được lắp đặt vào các khoảng hở, khe nối giữa 2 không gian để lấp đầy vị trí này, từ đó hạn chế hiện tượng cộng hưởng, dội âm hoặc khuếch đại sóng âm thanh. 

Chèn mút cách âm vào khe cửa là một cách ứng dụng nguyên lý hấp thụ trong cách âm
Chèn mút cách âm vào khe cửa là một cách ứng dụng nguyên lý hấp thụ trong cách âm

Tách rời

Nguyên lý tách rời có nghĩa là giảm diện tích liên kết cơ học trực tiếp giữa các lớp nền hoặc cấu trúc công trình, chẳng hạn như tường và các vật liệu hoàn thiện (tấm thạch cao, tấm Takani,…). Việc tách lớp như vậy nên được thực hiện trong giai đoạn xây dựng một tòa nhà. Ví dụ điển hình cho nguyên lý tách rời này là xây tường 2 lớp cho công trình. 

Mục đích của việc này là làm gián đoạn các rung động âm thanh hoặc quá trình truyền âm thanh bằng những khoảng trống nằm giữa 2 lớp tiếp xúc. Khi âm thanh đi vào một lớp tiếp xúc, nó sẽ truyền vào khoảng trống và bị tiêu giảm trước khi truyền tiếp qua lớp tiếp xúc còn lại. 

Khoảng trống giữa tường 2 lớp sẽ giúp làm gián đoạn quá trình lan truyền âm thanh
Khoảng trống giữa tường 2 lớp sẽ giúp làm gián đoạn quá trình lan truyền âm thanh

Giảm chấn/giảm xóc

Đây là một nguyên tắc sử dụng vật liệu có khả năng giảm chấn/giảm xóc theo tỷ lệ nhất định để giảm tần số cộng hưởng tự nhiên của kết cấu, từ đó hạn chế sự lan truyền âm thanh từ mặt này sang mặt kia của kết cấu. 

Các vật liệu giảm chấn, giảm xóc như sơn cách âm, keo cách âm,… có thể chuyển đổi âm thanh thành nhiệt lượng và tiêu âm. Chúng sẽ phát huy tác dụng với những tiếng ồn tần số thấp. 

Keo cách âm giảm rò rỉ tiếng ồn khi lấp đầy các lỗ đinh, đường nối, lỗ hổng trên tường, trần nhà,...
Keo cách âm giảm rò rỉ tiếng ồn khi lấp đầy các lỗ đinh, đường nối, lỗ hổng trên tường, trần nhà,…

Tiêu âm và cách âm

Tiêu âm là gì?

Tiêu âm được định nghĩa là làm khuếch tán sóng âm, làm hạn chế tiếng vang và triệt tiêu một phần âm thanh. Phương pháp này thường được sử dụng để hạn chế tiếng ồn tạo ra trong cùng một không gian.

Phân biệt tiêu âm và cách âm

Cách âm là khái niệm mô tả các biện pháp hạn chế âm thanh lan truyền giữa 2 không gian riêng biệt được chia cắt bởi cấu kiện ngăn chia. Vấn đề cách âm cho công trình cần được xem xét trên 2 khía cạnh gồm âm thanh truyền từ bên trong công trình ra ngoài và âm thanh truyền từ môi trường bên ngoài vào trong công trình

Trong khi đó, tiêu âm chỉ là làm biến mất những âm thanh dội lại hoặc giảm tiếng vang trong một không gian.

Cách âm ngăn âm thanh từ ngoài lọt vào trong hoặc ngược lại, còn tiêu âm xử lý phản xạ âm thanh trong cùng một không gian
Cách âm ngăn âm thanh từ ngoài lọt vào trong hoặc ngược lại, còn tiêu âm xử lý phản xạ âm thanh trong cùng một không gian

Sự khác biệt giữa vật liệu cách âm và vật liệu tiêu âm

Mục đích của vật liệu cách âm là tập trung giảm thiểu năng lượng âm thanh xuyên qua hai không gian. Còn mục đích của vật liệu tiêu âm là hạn chế năng lượng âm thanh phản xạ. Đây chính là điểm khác biệt căn bản nhất giữa hai nhóm vật liệu. 

Tuy vật liệu để cách âm và tiêu âm có bản chất khác nhau nhưng trên thực tế, 2 nhóm vật liệu này thường được kết hợp sử dụng để nâng cao hiệu quả của hệ thống giải pháp giảm tiếng ồn cho công trình. 

Làm sao để cách âm hiệu quả cho công trình dân dụng?

Cách âm hệ thống cửa

Hệ thống cửa bao gồm cửa chính, cửa sổ và cửa ban công. Giải pháp cách âm hệ thống cửa phổ biến là lấp kín mọi khe hở để ngăn âm thanh từ bên ngoài lọt vào trong và ngược lại bằng các vật liệu như xốp, dải cao su hoặc bơm silicon để bịt kín. 

Mặc dù đây là kiểu cách âm giá rẻ nhưng không còn phổ biến. Ngày nay, các chủ công trình ưa chuộng dùng cửa cách âm vừa đảm bảo hiệu quả giảm tiếng ồn, vừa tăng tính thẩm mỹ cho không gian hoặc các phương pháp Stem cách âm hiện đại. 

Cửa cách âm được thiết kế với lớp cách âm đặc biệt nhằm ngăn cách, giảm thiểu tiếng ồn truyền từ phòng này sang phòng khác. Loại cửa này có thể được sản xuất từ vật liệu gỗ, bông khoáng, bông thủy tinh, giấy tổ ong, túi khí, cao su non, xốp XPS cách âm, kính…

Cửa cách âm được sử dụng rộng rãi trong các công trình cao cấp
Cửa cách âm được sử dụng rộng rãi trong các công trình cao cấp

Cách âm tường nhà

Biện pháp tối ưu để cách âm tốt cho tường nhà là sử dụng các loại vật liệu dày, đặc như bê tông, thạch cao, gạch vữa, gỗ dày,… trên 20cm. Ngoài ra, khi xây dựng công trình, chủ đầu tư có thể yêu cầu làm bề mặt tường gồ ghề (bằng miếng dán tường, ốp gạch hoặc tạo hình khối, hoa văn trên tường,…) để dễ tiêu âm, giảm tiếng vang. 

Những bức tường có bề mặt gồ ghề một chút sẽ cách âm tốt hơn những bức tường phẳng
Những bức tường có bề mặt gồ ghề một chút sẽ cách âm tốt hơn những bức tường phẳng

Bạn cũng có thể xây tường 2 lớp. Nguyên lý phòng cách âm là giữa 2 lớp tường có khoảng trống để tăng hiệu quả cách âm. Với những bức tường liền kề nguồn âm thanh, nên lắp đặt kệ, tủ, giá sách,… để giảm sự truyền âm.

Cách âm trần nhà

Với những công trình nhiều tầng, thực hiện cách âm trần nhà sẽ giúp ngăn chặn tiếng ồn truyền từ tầng trên xuống tầng dưới. Hiện nay, giải pháp cách âm trần nhà phổ biến là làm trần thạch cao. Khi thi công, bạn nên chừa lại một khoảng không giữa trần thạch cao và trần nhà gốc để hạn chế âm thanh truyền qua kết cấu.

Để tăng hiệu quả cách âm trần nhà, bạn có thể kết hợp tấm thạch cao với những vật liệu để cách âm như bông thủy tinh, bông khoáng, PU Foam,…

Trần nhà thạch cao kết hợp bông khoáng là giải pháp cách âm trần nhà khá phổ biến
Trần nhà thạch cao kết hợp bông khoáng là giải pháp cách âm trần nhà khá phổ biến

Cách âm sàn nhà

Cách cách âm hiệu quả là những điều không thể bỏ qua đối với các công trình có bộ khung liền hoặc khớp nhau và công trình cao tầng. Tiếng động, tiếng ồn từ một không gian hoặc từ tầng trên có thể dễ dàng truyền qua bộ khung này để lọt vào không gian khác hoặc tầng dưới 

Để cách âm cho sàn nhà, bạn nên sử dụng các vật liệu tiêu âm dày có khả năng hấp thụ bớt âm thanh như gỗ đặc, nhựa, tấm thảm lót dày,… 

Thảm trải sàn loại dày có thể đem lại tác dụng cách âm cho sàn nhà
Thảm trải sàn loại dày có thể đem lại tác dụng cách âm cho sàn nhà

Giải pháp cách âm hiệu quả cho quán bar, karaoke, club, lounge

Hiện nay, bên cạnh những vật liệu để cách âm chống ồn truyền thống, PU Foam là vật liệu để cách âm công nghệ cao có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong ngành xây dựng. Công nghệ phun Foam cách âm đang được ứng dụng rộng rãi vào giải pháp cách âm tường, trần,… cho nhà ở, chung cư, khu thương mại, giải trí như bar, club, karaoke, lounge và các khu văn phòng.  

PU Foam hay còn gọi là PU Foam open cell, được tạo thành từ 2 thành phần là Polyols, Isocyanate. Hợp chất này được phối trộn bằng máy phun áp cao chuyên dụng tạo ra bọt xốp siêu nhẹ, không mùi, không độc hại và giúp bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên do cách làm cách âm này tiết kiệm năng lượng, giảm phát khí thải ra môi trường.

Với tuổi thọ lên tới 50 năm, PU Foam có thể mang lại hiệu quả cách âm lâu dài cho công trình của bạn
Với tuổi thọ lên tới 50 năm, PU Foam có thể mang lại hiệu quả cách âm lâu dài cho công trình của bạn

PU Foam có cấu trúc ô mở, dẫn đến âm thanh phải chuyển hướng liên tục theo đường zic-zac. Nhờ đó, vật liệu này có hệ số cách âm lớn nhất so với các tổ hợp cách âm truyền thống trên thị trường, hệ số cách âm tới 23dB (thí nghiệm vật liệu do Bộ xây dựng tiến hành).

Đặc biệt, giải pháp có khả năng KHÁNG CHÁY CAO phù hợp với mô hình kinh doanh lĩnh vực này.

Polyme Ngọc Diệp thi công cách âm sàn cho quán bar
Polyme Ngọc Diệp thi công cách âm sàn cho quán bar
Polyme Ngọc Diệp thi công phun PU Foam cách âm tường quán bar, giải quyết triệt để vấn đề lọt âm
Polyme Ngọc Diệp thi công phun PU Foam cách âm tường quán bar, giải quyết triệt để vấn đề lọt âm

Ngày nay, người ta luôn đi tìm phương pháp hoặc quan tâm vấn đề làm thế nào để cách âm tốt cho các công trình đặc thù. Vì vậy, giải pháp phun PU Foam cách âm quán karaoke, quán bar, … đã dần thay thế những giải pháp truyền thống như dùng tổ hợp vật liệu bông thủy tinh + cao su non,…

Xem thêm: Cách âm phòng Karaoke, quán bar bằng giải pháp PU FOAM 

Cách thi công phun Foam cách âm quán bar

Cách thi công phun PU Foam cách âm cho quán karaoke, phòng hát, quán bar,...
Cách thi công phun PU Foam cách âm cho quán karaoke, phòng hát, quán bar,…

Với giải pháp phun PU Foam, các bước thi công sẽ đơn giản và thời gian sẽ được rút ngắn lại:

  • Bước 1: Trải một lớp cao su lưu hóa có độ dày 10mm lên bề mặt tường.
  • Bước 2: Sau khi tạo khung xương thép hộp thép, phun một lớp PU Foam open cell SPU – 1801B2 có độ dày từ 10 – 12cm (trong trường hợp có lớp cao su lưu hóa chỉ cần phun độ dày 10cm hoặc bạn có thể bỏ lớp cao su lưu hóa và phun PU Foam trực tiếp vào bề mặt tường với độ dày 12cm). Dòng vật liệu này không chỉ có khả năng triệt tiêu âm thanh mà còn có tính chống cháy cấp B2 đáp ứng yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước về PCCC.
  • Bước 3: Dùng lớp túi khí ép vào bề mặt xương hộp thép để làm phẳng bề mặt.
  • Bước 4: Ép gỗ dán công nghiệp có độ dày 9mm hoặc 12mm lên lớp túi khí và liên kết với xương thép bằng vít thép.
  • Bước 5: Trang trí lại tường theo phong cách quán của chủ đầu tư.

liên hệ tư vấn

Bọt xốp PU Foam đã được kiểm duyệt chống cháy của cục Cảnh sát PCCC

Polyme Ngọc Diệp khẳng định rằng, bọt xốp PU Foam có tính chống cháy cấp B2 là phương pháp cách âm hiệu quả đáp ứng yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước về PCCC. Sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

Bọt xốp PU Foam có đủ tiêu chí đáp ứng những yêu cầu khắt khe trong thiết kế quán bar, kraoke, phòng hát
Bọt xốp PU Foam có đủ tiêu chí đáp ứng những yêu cầu khắt khe trong thiết kế quán bar, kraoke, phòng hát

Polyme Ngọc Diệp tự hào là đơn vị đi đầu trong công nghệ phun PU Foam đột phá từ Châu Âu tiên tiến nhất hiện nay, cung cấp các phương pháp cách âm cho hiệu quả cách âm tối ưu. 

Khi khách hàng lựa chọn dịch vụ phun Foam cách âm của Polyme Ngọc Diệp, chúng tôi cam kết sẽ áp dụng đa dạng giải pháp phù hợp với từng hạng mục công trình, cung cấp đầy đủ giấy tờ kiểm định chất lượng liên quan, cung cấp báo giá chi tiết với chi phí cạnh tranh, đồng thời, bảo hành, hỗ trợ khách hàng tận tình.

Nhìn chung, cách âm là khái niệm chỉ các biện pháp ngăn chặn âm thanh truyền qua hai không gian riêng biệt được thực hiện bằng các vật liệu cách âm theo nguyên lý khối lượng, tách rời, hấp thụ hoặc giảm chấn. Giải pháp cách âm công nghệ cao tối ưu hiệu quả hiện nay là sử dụng vật liệu PU Foam cách âm cho tường, trần,… nhà. Công nghệ này có thể được ứng dụng cho hầu hết các loại công trình. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu về dịch vụ phun PU Foam cách âm, vui lòng liên hệ Polyme Ngọc Diệp qua hotline 0934.333.490 để được hỗ trợ.

.
.
.
.