fbpx

Cách âm nhà ở, căn hộ là một vấn đề đang dần được quan tâm hơn trong đời sống đô thị hóa ngày nay. Việc cách âm không chỉ đảm bảo sự riêng tư, giúp không gian sinh hoạt yên tĩnh mà còn tránh làm ảnh hưởng đến hàng xóm xung quanh. Vậy làm thế nào để cách âm cho ngôi nhà hiệu quả? Hãy cùng Polyme Ngọc Diệp tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

2 loại tiếng ồn thường gặp

Có 2 loại tiếng ồn thường gặp là tiếng ồn truyền qua kết cấu (vật thể) và truyền trong không gian (không khí).

Tiếng ồn truyền qua kết cấu chính là tiếng bước chân, tiếng gõ cửa, tiếng động phát ra trong quá trình xê dịch, sửa chữa đồ đạc. Còn tiếng ồn truyền qua không gian chính là âm thanh mà con người có thể nghe thấy trong cùng một không gian như tiếng nói, tiếng loa phát,…

Ví dụ, bạn sống ở căn hộ tầng dưới mà tầng trên có người đang chơi bóng, bạn sẽ cảm nhận tiếng ồn giống như đang đứng ở cùng một sàn. Toàn bộ tiếng ồn bạn nghe được là âm thanh truyền qua kết cấu.

Trên thực tế, tiếng ồn truyền qua một kết cấu đặc chắc sẽ dễ dàng hơn truyền qua không khí. Âm thanh từ quả bóng ở căn hộ tầng trên cho thấy kết cấu sàn không hề làm giảm tiếng ồn.

Tiếng chạy nhảy, nô đùa phát ra từ căn hộ khác cũng là tiếng ồn truyền qua vật thể
Tiếng chạy nhảy, nô đùa phát ra từ căn hộ khác cũng là tiếng ồn truyền qua vật thể

Các bộ phận trong nhà sẽ được cách âm như thế nào?

Bạn có thể áp dụng các biện pháp cách âm nhà ở trên nhiều bộ phận và khu vực trong căn nhà nhằm tạo ra hiệu quả cách âm tốt nhất.

Cách âm hệ thống cửa nhà ở, căn hộ chung cư

Phương pháp cách âm truyền thống thường sử dụng các vật liệu như dải cao su, xốp… để bịt kín các kẽ hở của cửa nhằm hạn chế tối đa âm thanh lọt qua. Tuy nhiên, phương pháp này có thể khiến tổng thể cánh cửa trông kém thẩm mỹ.

Ngày nay, các khu chung cư cao cấp thường ưu tiên sử dụng cửa cách âm. Cửa cách âm nhà ở được thiết kế với lớp cách âm đặc biệt nhằm ngăn cách, giảm thiểu tiếng ồn truyền từ phòng này sang phòng khác. Loại cửa này có thể được sản xuất từ vật liệu gỗ, bông khoáng, bông thủy tinh, giấy tổ ong, túi khí, cao su non, xốp XPS cách âm, kính…

Hoặc phổ biến hơn là các loại cửa gỗ, cửa nhựa lõi thép UPVC sử dụng kính hộp được ghép 2 lớp kính gia cường, có thể giảm độ truyền thanh lên tới 33dB.

Cửa cách âm được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng nhà ở, khu chung cư
Cửa cách âm được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng nhà ở, khu chung cư

Cách âm tường nhà ở, căn hộ chung cư

Sử dụng các vật liệu dày và ngăn cản âm thanh tốt như bê tông cách âm hay thạch cao/tấm cách nhiệt Takani là một phương pháp hiệu quả để cách âm tường nhà ở, căn hộ chung cư.

Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng giấy dán tay hoặc sơn cách âm để ứng dụng trong trường hợp này. Tuy nhiên, độ hiệu quả của các loại vật liệu này nằm ở mức tương đối.

Giấy dán tường cách âm mang lại hiệu quả chống tiếng ồn tương đối và tạo tính thẩm mỹ cho nhà ở, căn hộ chung cư của bạn
Giấy dán tường cách âm mang lại hiệu quả chống tiếng ồn tương đối và tạo tính thẩm mỹ cho nhà ở, căn hộ chung cư của bạn

Cách âm trần nhà ở, căn hộ chung cư

Một cách khác để giảm thiểu tiếng ồn ở nhà ở, căn hộ chung cư là cách âm trần nhà. Cách âm trần nhà sẽ giúp hạn chế âm thanh từ căn hộ tầng trên truyền xuống. Đây có lẽ là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất. 

Sử dụng tấm thạch cao kết hợp phun bọt xốp PU Foam

PU Foam có dạng bọt xốp siêu nhẹ, không mùi, không vị, màu trắng ngà, là hợp chất hữu cơ cao phân tử gồm 2 thành phần chủ yếu Polyols và Isocyanate.

Trong quá trình thi công, PU Foam sẽ được phun trực tiếp lên bề mặt trần ở dạng lỏng, sau đó nở đều và đông kết thành bọt cứng. Chính vì vậy, PU Foam tạo thành một mảng liên tục, loại bỏ tuyệt đối các khe kẽ, không mối nối, không khe nhiệt, mang lại hiệu quả cách âm nhà ở hoàn hảo.

Với cấu trúc open cell, PU Foam khiến âm thanh chuyển hướng liên tục theo đường zíc zắc. Hệ số cách âm của PU Foam đạt  tới 23dB (thí nghiệm vật liệu do Bộ xây dựng tiến hành), là dòng vật liệu cách âm vượt trội hơn so với các tổ hợp cách âm truyền thống đang có trên thị trường hiện nay.

Bên cạnh khả năng cách âm ưu việt, phương pháp cách âm trần nhà chung cư bằng PU Foam chứa nhiều ưu điểm như:

  • Khả năng cách nhiệt vượt trội: PU Foam hiện là dòng vật liệu có độ dẫn nhiệt thấp nhất hiện nay, độ dẫn nhiệt λ cực thấp ~ 0,035W/m.K bằng 2,5% – 7% so với gạch nung là 0,5 – 1,4W/m.K.
  • Tính chống cháy cao: Khả năng kháng cháy của sản phẩm đã được test trước khi thi công
  • Độ bám dính, khả năng điền đầy: PU Foam được phun trực tiếp lên bề mặt tường tạo thành một lớp cách âm liền mạch, không khe kẽ giúp giải quyết triệt để vấn đề lọt âm.
  • Trọng lượng nhẹ: PU Foam có trọng lượng nhẹ, giúp giảm tải trọng cho công trình.
  • Tính linh hoạt: PU Foam là chất liệu có thể phun trên nhiều dạng bề mặt hay kết cấu phức tạp.
  • Độ bền: PU Foam có tuổi thọ lên tới 70 năm (thí nghiệm trên máy gia tốc của Đức).
  • An toàn: Sau khi phun, PU Foam sẽ tạo thành chất trơ về mặt hóa học, không có mùi khó chịu hay sinh ra những chất hóa học gây mất an toàn cho người sử dụng, và môi trường.
Phun trực tiếp PU Foam lên bề mặt trần bê tông giúp tăng tối đa hiệu quả cách âm
Phun trực tiếp PU Foam lên bề mặt trần bê tông giúp tăng tối đa hiệu quả cách âm

Để đạt được hiệu quả cách âm cao và tăng tính thẩm mỹ cho công trình xây dựng, PU Foam thường được kết hợp với thạch cao trong quá trình thi công lắp đặt. Đối với các công trình đã đi vào hoạt động và có sẵn hệ thống thạch cao cần cải tạo khả năng cách âm, PU Foam hoàn toàn có thể đáp ứng được mà không làm thay đổi kết cấu trần nhà.

Tuy nhiên chi phí thi công cho giải pháp này khá cao, vì bạn sẽ phải dỡ bỏ toàn bộ hệ thống trần thạch cao để làm một hệ trần thạch cao mới.

Sử dụng tấm Takani

Tấm Takani thường được sản xuất trên dây chuyền công nghệ Nhật Bản, có cấu tạo bao gồm lớp lõi PIR và 2 lớp bề mặt xi măng polyme chuyên dụng. Lớp lõi PIR có kết cấu nhiều lỗ khí phân bổ đều đặn với mật độ cao giúp tấm Takani cách âm.

Nhìn chung tấm Takani có hiệu quả cách âm không cao bằng giải pháp phun PU Foam, tuy nhiên để so sánh giữa dòng sản phẩm này với các vật liệu cách âm bằng tấm khác thì Takani vẫn đạt hiệu quả tốt hơn.

Một số ưu điểm nổi bật của tấm Takani trong thi công cách âm nhà ở bao gồm:

  • Độ bám dính tốt: Chất liệu bề mặt của tấm là lớp xi măng polyme, tạo độ bám dính cho lớp sơn bả hoàn thiện.
  • Khả năng cách nhiệt tuyệt vời: Tấm Takani có lớp lõi PIR với hệ số dẫn nhiệt thấp, ~ 0.021W/m.K mang lại khả năng chống nóng hiệu quả.
  • Là vật liệu đẳng nhiệt: Sản phẩm sẽ không bị biến dạng cơ lý khi nhiệt độ môi trường thay đổi, giúp ổn định bề mặt trần và khe nối giữa các tấm.
  • Tuổi thọ cao: Chất liệu PIR được thí nghiệm tại phòng Test DIN (Cộng Hòa Liên Bang Đức) cho kết quả sản phẩm giữ được tuổi thọ trên 70 năm.
  • Khả năng chống thấm cao: Là vật liệu có cấu trúc ô kín không tan trong nước, độ hấp thụ nước và hơi nước thấp, khả năng tự chống thấm cao, giúp bảo vệ “sức khỏe công trình” trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam. Tỷ suất hút nước của tấm Takani ≈ 36,5 g/m2 sau khi ngâm trong nước 48 giờ đồng hồ.
  • Khả năng cách âm tốt: Sản phẩm có cấu trúc tế bào ô kín, phân bổ đều đặn với mật độ cao nên có khả năng cách âm triệt để. Sản phẩm đạt hiệu quả cách âm tới 23dB (đã được test tại phòng thí nghiệm).
  • Thân thiện với môi trường: PIR và xi măng polyme đều là những chất liệu an toàn, không làm ảnh hưởng đến tầng Ozone và người sử dụng.
Trần Takani có thể được thi công theo nhiều phong cách tùy vào ý định của chủ nhà
Trần Takani có thể được thi công theo nhiều phong cách tùy vào ý định của chủ nhà

Tính thẩm mỹ của Takani không thua kém gì cho với thạch cao, có thể thiết kế theo phong cách trần thả hoặc nhấn chìm. Tuy nhiên, do khác nhau về chất liệu cấu tạo nên hiệu quả mang lại từ 2 loại vật liệu này cũng có sự khác biệt.

Cách âm sàn nhà ở, căn hộ chung cư

Vì đặc điểm liền kề và thường có bộ khung liền hoặc khớp nhau, người sống trong các căn hộ chung cư dễ nghe được tiếng động phát ra từ nhà bên cạnh. Để tăng hiệu quả cách âm nhà ở của mình, bạn có thể áp dụng phương pháp cách âm sàn nhà ở, căn hộ chung cư.

Bạn nên sử dụng vật liệu dày tiêu âm tốt như tấm thảm lót dày, gỗ đặc, nhựa v.v. để hấp thụ bớt tiếng ồn, giúp cách âm sàn nhà hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng kết hợp các vật liệu cách âm phù hợp cho sàn nhà như cao su non, tấm vinyl cỡ lớn hay thảm tiêu âm để đạt được kết quả cách âm tốt nhất.

Xem thêm: Hướng dẫn thi công cách âm sàn nhà đúng tiêu chuẩn

Kết hợp sàn gỗ cách âm và thảm tiêu âm là phương pháp được ứng dụng rộng rãi
Kết hợp sàn gỗ cách âm và thảm tiêu âm là phương pháp được ứng dụng rộng rãi

Polyme Ngọc Diệp – Chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Cách nhiệt – Cách âm – Chống cháy lan

Polyme Ngọc Diệp là một trong những đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ PU Foam vào giải pháp cách nhiệt, cách âm, chống cháy hàng lan đầu Việt Nam. Polyme Ngọc Diệp đã và đang là đối tác chiến lược, bền vững và tin cậy của các đơn vị tư vấn thiết kế, chủ đầu tư, tổng thầu lớn hiện nay.

Chúng tôi tự hào mang đến công nghệ phun xốp PU Foam đột phá từ Châu Âu tiên tiến nhất hiện nay, cho hiệu quả cách âm nhà ở, cách nhiệt và chống cháy lan tối ưu. Với kinh nghiệm dày dặn, hồ sơ năng lực tốt và đội ngũ nhân viên nhiệt tình, tâm huyết, Polyme Ngọc Diệp sẽ không làm khách hàng thất vọng về chất lượng thi công.

Xem thêm: 

Nhân viên kỹ thuật của Polyme Ngọc Diệp tiến hành thi công cách âm cho trần nhà ở, căn hộ chung cư
Nhân viên kỹ thuật của Polyme Ngọc Diệp tiến hành thi công cách âm cho trần nhà ở, căn hộ chung cư

Trên đây là các giải pháp cách âm nhà ở, căn hộ chung cư phổ biến gồm cách âm hệ thống cửa, sàn, trần và tường nhà ở, căn hộ. Trong số đó, cách âm trần nhà bằng phun PU Foam kết hợp thạch cao là giải pháp vừa thẩm mỹ vừa hiệu quả. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng PU Foam để cách âm nhà ở, căn hộ, vui lòng liên hệ Polyme Ngọc Diệp qua hotline 0934.333.490 để được tư vấn.

.
.
.
.