fbpx

Top 6+ vật liệu cách âm phòng ngủ hiệu quả và cách thức thực hiện

Phòng ngủ là không gian thư giãn, nghỉ ngơi của các thành viên trong gia đình sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi. Để giữ được sự yên tĩnh nên có cho không gian này, gia chủ nên cân nhắc áp dụng các giải pháp cách âm phòng ngủ mà Polyme Ngọc Diệp gợi ý trong bài viết sau.

Thi công phòng ngủ cách âm đạt tiêu chuẩn như thế nào?

  • Khả năng cách âm tốt

Không gian phòng ngủ cần yên tĩnh, đảm bảo âm thanh bên ngoài không lọt vào bên trong.

  • Khả năng tiêu âm hoàn hảo

Không để âm thanh bên trong phòng thoát ra ngoài khiến ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt trong gia đình. Cho dù cường độ âm thanh có cường độ cực lớn.

  • Đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn

Ngoài khả năng cách âm, việc thi công cần đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn khi lắp đặt các đường dây điện ngầm trong phòng.

  • Nên sử dụng vật liệu cách âm đúng quy cách và thi công một cách chuyên nghiệp để không làm giảm quá nhiều không gian của căn phòng.
  • Bề dày của bức tường cách âm phải đảm bảo vững chắc đạt đủ độ tiêu chuẩn và chính xác về kích thước.

Những bộ phận cụ thể cần thực hiện cách âm

Không gian phòng ngủ được tạo nên bởi 4 bộ phận chính gồm trần, tường, nền và hệ thống cửa. Âm thanh bên ngoài có thể lọt vào phòng ngủ thông qua 4 bộ phận này. Biện pháp cách âm phòng ngủ là hãy kết hợp cách âm cho tất cả các bộ phận đó để đảm bảo hiệu quả giảm tiếng ồn tốt nhất. Hướng dẫn cách âm phòng ngủ với từng bộ phận như sau:

Trần nhà

Với những căn nhà một tầng, trần phòng ngủ là nơi hứng chịu nhiều loại tiếng ồn từ bên ngoài như tiếng mưa, tiếng vật lạ rơi trên mái nhà,… Còn với những căn nhà nhiều tầng/nhiều phòng hoặc căn hộ chung cư, trần phòng ngủ sẽ là điểm trung gian truyền âm thanh từ phòng này sang phòng khác, tầng trên xuống tầng dưới.

Để ngăn chặn sự lan truyền âm thanh qua trần nhà, gia chủ có thể làm trần thạch cao. Giữa trần thạch cao và trần nhà gốc nên chừa lại một khoảng trống, đồng thời, kết hợp trần thạch cao với các vật liệu cách âm như bông thủy tinh, bông khoáng, PU Foam,… để nâng cao khả năng cách âm phòng ngủ.

Tường phòng

Nếu ngay từ thời điểm thi công, chủ công trình đã chú ý đến hạng mục cách âm cho tường phòng thì giải pháp phổ biến nhất là xây tường 2 lớp. Khoảng trống giữa 2 lớp tường sẽ cản trở quá trình lan truyền âm thanh, từ đó góp phần giảm tiếng ồn cho phòng ngủ.

Khi xây dựng phòng ngủ, gia chủ có thể yêu cầu đơn vị thi công xây tường dày 10 cm hoặc tường 2 lớp dày 20cm.

Với tường 2 lớp dày 20cm, bạn hãy kết hợp một số vật liệu cách âm cho vào khoảng trống giữa 2 bức tường như tấm Takani, xốp cách âm,… Với tường dày 10cm, gia chủ có thể lắp đặt trực tiếp các tấm Takani vào tường, sau đó trét xi măng và hoàn thiện bằng sơn bả.

Khi cải tạo phòng ngủ, với những bức tường liền kề nguồn phát âm thanh, bạn có thể bố trí kệ tủ, giá sách hoặc bắn tấm Vinyl vào tường và hoàn thiện bằng tấm Duraflex. Mục đích là để tạo thêm lớp ngăn cách, khiến sóng âm bị giảm năng lượng do phải đi qua nhiều bề mặt tiếp xúc.

Để cách âm phòng ngủ hiệu quả, bạn cần chú ý đến trần, tường, nền nhà và hệ thống cửa
Để cách âm phòng ngủ hiệu quả, bạn cần chú ý đến trần, tường, nền nhà và hệ thống cửa

Nền nhà

Nền nhà trong nhà ở, căn hộ là khung xương nối liền các không gian trong nhà lại với nhau. Chính vì thế, âm thanh có thể lan truyền từ phòng này qua phòng khác thông qua nền nhà.

Sử dụng các vật liệu cách âm dày, có khả năng hấp thụ tiếng ồn như gỗ đặc, nhựa, tấm thảm lót dày,… là giải pháp cách âm nền nhà phổ biến hiện nay.

Hệ thống cửa ra vào, cửa sổ, lỗ thông gió, cửa ban công

Tiếng ồn có thể đi qua hệ thống cửa và khe cửa để lọt vào phòng ngủ, gây phiền nhiễu và gián đoạn thời gian nghỉ ngơi của bạn.

Theo phương pháp truyền thống, giải pháp cách âm hệ thống cửa phổ biến là lấp kín mọi khe hở để ngăn âm thanh từ bên ngoài lọt vào trong và ngược lại bằng các vật liệu như xốp, dải cao su hoặc bơm silicon để bịt kín.

Tuy nhiên, hiện nay, phòng ngủ trong nhà ở và căn hộ hiện đại, cao cấp thường dùng cửa cách âm để cách âm hiệu quả mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian.

Với phần cửa sổ, cửa ban công, gia chủ có thể lắp thêm rèm cửa cách âm. Rèm cửa cách âm chủ yếu được chế tạo từ các loại vải dày đặc biệt, may nhiều lớp hoặc từ chất liệu xốp có cấu trúc chứa các khoảng túi khí nhỏ, rỗng để hấp thụ âm thanh.

Lắp đặt rèm cách âm là một giải pháp vừa chống ồn khá hiệu quả, vừa gia tăng tính thẩm mỹ cho căn phòng
Lắp đặt rèm cách âm là một giải pháp vừa chống ồn khá hiệu quả, vừa gia tăng tính thẩm mỹ cho căn phòng

6+ vật liệu cách âm phòng ngủ phổ biến

Làm thế nào để cách âm phòng ngủ? Sử dụng vật liệu cách âm là cách thức được lựa chọn nhiều nhất. 

PU Foam cách âm

PU Foam được tạo thành từ 2 thành phần là Polyols, Isocyanate. Trong đó Isocyanate là chất làm cứng còn Polyols sẽ là thành phần quyết định hiệu quả cách âm của bọt xốp PU Foam.

PU Foam có cấu trúc ô mở, khiến âm thanh phải chuyển hướng liên tục theo đường zíc zắc. Hệ số cách âm của chất liệu này đạt tới 23dB (thí nghiệm vật liệu do Bộ xây dựng tiến hành), đây là hệ số cách âm tốt nhất trong các vật liệu hiện nay. 

Lớp bọt xốp PU Foam sẽ được phun trực tiếp lên bề mặt để tạo thành một lớp cách âm liên tục, lấp đầy các khoảng trống, loại bỏ các khe kẽ, mang lại hiệu quả cách âm hoàn hảo. PU Foam có độ bền lên tới 70 năm, vượt trội hơn nhiều so với những vật liệu cách âm thông thường.

PU Foam có thể được áp dụng cho các bề mặt trần, tường,… của phòng ngủ. Và phù hợp hơn cho những công trình đang trong quá trình xây dựng.

Xem thêm: GIẢI PHÁP PHUN FOAM CÁCH ÂM – CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN NHẤT HIỆN NAY

PU Foam là vật liệu cách âm hoàn hảo và đang là xu hướng hiện nay
PU Foam là vật liệu cách âm hoàn hảo và đang là xu hướng hiện nay

Tấm Takani

Được tạo nên từ chất liệu PIR (lõi) và 02 lớp xi măng polyme đặc chủng (ở bề mặt ngoài), tấm Takani có khả năng cách âm cao. Lớp lõi PIR có kết cấu nhiều lỗ khí phân bổ đều đặn với mật độ cao giúp tấm Takani cách âm hiệu quả.

Bên cạnh khả năng cách âm, tấm Takani còn có thể chống cháy, cách nhiệt cực tốt nhờ hệ số dẫn nhiệt thấp, chỉ 0.0182w/m. Vật liệu này có độ bền lên tới 70 năm và chống thấm nước tốt. Về ứng dụng, gia chủ có thể lắp đặt tấm Takani vào phần trần và tường phòng ngủ để cách âm.

Xem thêm: CẢI TẠO CHỐNG NÓNG TƯỜNG HIỆU QUẢ BẰNG TẤM CÁCH NHIỆT TAKANI

Không chỉ cách âm tốt, tấm Takani còn có khả năng cách nhiệt ưu việt
Không chỉ cách âm tốt, tấm Takani còn có khả năng cách nhiệt ưu việt

Thạch cao

Thạch cao là khoáng vật trầm tích hay phong hóa rất mềm có tinh thể ở dạng hạt hoặc bột. Chúng thường được thiết kế thành dạng tấm mảnh. Trọng lượng của thạch cao nhỏ hơn gạch, bê tông lên tới 7-10 lần.

Thạch cao cách âm tốt hơn tường gạch truyền thống 2-3 lần. Thông thường, người ta sẽ sử dụng vật liệu này để cách âm cho phần trần phòng ngủ. Các tấm thạch cao ghép lại với nhau kín khít cho bề mặt phẳng mịn, mang lại tính thẩm mỹ cho không gian của bạn.

Song song với ưu điểm, thạch cao có nhược điểm là dễ bị ố vàng theo thời gian, chống ẩm kém và yêu cầu tay nghề kỹ thuật cao khi thi công.

Tấm thạch cao mang lại thẩm mỹ cho căn phòng ngủ nhưng khả năng cách âm không quá cao
Tấm thạch cao mang lại thẩm mỹ cho căn phòng ngủ nhưng khả năng cách âm không quá cao

Bông thủy tinh cách âm

Bông thủy tinh được làm từ sợi thuỷ tinh tổng hợp chế xuất từ đá, xỉ, đất sét. Thành phần chủ yếu là Aluminum, Silicate canxi, Oxit kim loại.

Với cấu trúc bao gồm nhiều kẽ hở ở bên trong, bông thủy tinh có thể hấp thụ tiếng ồn, từ đó hạn chế âm thanh lọt vào phòng ngủ qua vách tường, khe cửa,… Những điểm cộng khác của bông thủy tinh là có thể chịu nhiệt và chống cháy tốt.

Tuy nhiên, bông thủy tinh bị cắt xén trong quá trình thi công có thể bay vào không khí và dính vào mắt, da gây khó chịu và ngứa ngáy. Bông sẽ bị phân hủy khi hết hạn sử dụng, làm giảm chất lượng và thẩm mỹ của công trình.

Bông thủy tinh hấp thụ âm thanh tốt nhưng cần cẩn thận khi thi công
Bông thủy tinh hấp thụ âm thanh tốt nhưng cần cẩn thận khi thi công

Xốp cách âm

Xốp cách âm được tạo ra từ polyurethane giúp giảm thiểu ảnh hưởng âm thanh từ môi trường bên ngoài vào không gian bên trong và ngược lại.

Một lớp mút xốp với nhiều lỗ nhỏ li ti chính là đặc điểm dễ nhận biết của loại vật liệu này. Cũng nhờ vào cấu trúc đặc biệt như vậy, xốp mút không dội lại âm thanh khi va chạm mà khiến cho âm thanh thẩm thấu vào bề mặt và tự tiêu biến. Vật liệu này được đánh giá là thân thiện với người dùng và chống ẩm mốc khá hiệu quả.

Tuy nhiên, muốn sử dụng xốp để cách âm phòng ngủ, bạn cần dùng loại kích thước lớn, điều này sẽ gây tốn phí vận chuyển. Ngoài ra, xốp cách âm cũng không có khả năng chống cháy.

Xem thêm: BÁO GIÁ PHUN XỐP CÁCH ÂM ĐƯỢC CẬP NHẬT MỚI NHẤT 2022

Xốp cách âm khá được ưa chuộng vì cách âm tốt và giá thành rẻ
Xốp cách âm khá được ưa chuộng vì cách âm tốt và giá thành rẻ

Cao su non

Cao su non là vật liệu có tính đàn hồi cao được tạo ra bằng các hợp chất có chứa Hidro và Isocyanate.

Với kết cấu gồm nhiều lỗ nhỏ nằm liền kề nhau và chứa lượng lớn những sợi nhỏ kết thành kiểu chéo nhau, cao su non giúp tiêu âm cực tốt Vật liệu này còn có thể chống nước, chống cháy và chống tĩnh điện hiệu quả. Không chỉ vậy, cao su non còn có tính đàn hồi cao, bền bỉ và ngăn chặn sự ăn mòn.

Tuy nhiên, giá thành của cao su non cách âm khá đắt so với các vật liệu xây dựng cách âm hiện nay trên thị trường.

Kết cấu các lỗ nhỏ li ti nằm liền nhau giúp cao su non tiêu âm rất tốt
Kết cấu các lỗ nhỏ li ti nằm liền nhau giúp cao su non tiêu âm rất tốt

Miếng dán cách âm phòng ngủ

Miếng dán cách âm (còn gọi là giấy dán tường cách âm) là các tấm xốp lồi lõm, mềm và rỗng có khả năng hấp thụ, phản xạ lại âm thanh. Cấu tạo của nó gồm 4 bộ phận: lớp nhựa PE, lớp cách âm, keo và lớp giấy bảo vệ keo.

Ưu điểm lớn nhất của miếng cách âm phòng ngủ là dễ vệ sinh, đa dạng mẫu mã đáp ứng được nhiều phong cách thiết kế nội thất khác nhau và giá thành rẻ, chỉ từ 10.000 – 30.000 đồng/tấm. Tuy nhiên, miếng dán cách âm có khả năng cách âm kém và tuổi thọ thấp.

Miếng dán cách âm đem lại thẩm mỹ cho căn phòng nhưng cách âm không quá tốt và tuổi thọ thấp
Miếng dán cách âm đem lại thẩm mỹ cho căn phòng nhưng cách âm không quá tốt và tuổi thọ thấp

Xem thêm: Dán cách âm: Làm sao để sử dụng giải pháp này hiệu quả nhất?

Sơn cách âm

Sơn cách âm là sơn nước đặc, có các phân tử hấp thụ âm thanh. Các phân tử này hoạt động tốt trong trường hợp tần số âm thanh ở mức trung bình. Vật liệu này ngăn chặn được một phần tiếng ồn, chính vì vậy đây không phải lựa chọn hoàn hảo cho không gian yên tĩnh.

Mặc dù vậy, sử dụng sơn cách âm giúp tăng tính thẩm mỹ cho công trình của bạn và được ứng dụng khi xây phòng cho em bé hoặc căn hộ, chung cư và đây cũng là cách âm phòng ngủ đơn giản nhất. 

Sơn cách âm là vật liệu tăng tính thẩm mỹ cho không gian nhưng chỉ hỗ trợ ngăn chặn một phần tiếng ồn
Sơn cách âm là vật liệu tăng tính thẩm mỹ cho không gian nhưng chỉ hỗ trợ ngăn chặn một phần tiếng ồn

Các vật liệu cách âm cho hệ thống cửa

Hai loại vật liệu cách âm phổ biến nhất cho hệ thống cửa hiện nay là kính cách âm và gỗ tiêu âm:

  • Kính cách âm

Kính cách âm thường được làm từ kính cường lực bền đẹp giúp ngăn cản tiếng ồn, chắn bụi tốt, tăng độ sáng và tạo ra không gian mở cho căn phòng. Song, khi sử dụng kính cách âm làm cửa, bạn cần hệ thống rèm kèm theo để dễ dàng điều chỉnh ánh sáng cho căn phòng. Các công trình thi công cách âm phòng ngủ Hà Nội hay các thành phố lớn sẽ áp dụng cách sử dụng kính cách âm bởi sự tiện lợi và phổ biến của nó. 

  • Gỗ tiêu âm

Gỗ tiêu âm là loại vật liệu được thiết kế theo tiêu chuẩn âm học. Nó có chức năng làm giảm âm thanh cũng như tiếng ồn dội lại hiệu quả. Đặc biệt nó có thể hấp thụ âm thanh ở tần số cao và trung bình. Tuy nhiên, cách cách âm cho phòng ngủ bằng gỗ có giá thành tương đối cao.

Gỗ tiêu âm có thiết kế đẹp, sang trọng và có khả năng hấp thụ âm thanh khá tốt
Gỗ tiêu âm có thiết kế đẹp, sang trọng và có khả năng hấp thụ âm thanh khá tốt

Tự làm cách âm phòng ngủ tại nhà như thế nào?

Khi tự làm cách âm phòng ngủ tại nhà bạn, trước hết bạn cần xác định các nguồn âm thanh, sau đó mới lên kế hoạch xử lý phù hợp. Các cách cách âm phòng ngủ bao gồm:

Xác định các nguồn âm thanh

Để các biện pháp cách âm phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn cần xác định các nguồn âm thanh gây ồn và hướng của chúng. Ví dụ như tiếng xe cộ từ phía cửa sổ, tiếng sinh hoạt của hàng xóm, tiếng ồn từ mái tôn,… Từ đó, bạn mới có thể đưa ra những biện pháp cách âm phù hợp cho từng nguồn âm thanh.

Lên kế hoạch xử lý phù hợp

Sau khi đã hoàn tất việc xác định các nguồn âm thanh, bạn bắt đầu lên kế hoạch xử lý cách âm cho phòng ngủ. Trước tiên, bạn hãy lựa chọn các vật liệu có giá thành hợp lý và dễ thi công. Mỗi vị trí như trần, nền, tường hay các vị trí cửa sẽ phù hợp với các loại vật liệu khác nhau cho bạn cân nhắc.

Khi làm phòng ngủ cách âm, bạn nên thực hiện cách âm chủ yếu với tường và hệ thống cửa, vì thông thường tiếng ồn từ các khu vực này sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và giấc ngủ của bạn.

Thông thường, phòng ngủ không cần cách âm 100% bởi chúng ta cũng cần phải có những nguồn âm thanh từ bên ngoài vào để xử lý thu thập thông tin. Tuy nhiên, nếu bạn yêu cầu cao hơn về cách làm cách âm phòng ngủ thì có thể cân nhắc sử dụng các dịch vụ cách âm chuyên nghiệp để có kết quả tốt nhất.

Tường và hệ thống cửa là khu vực bạn nên chú ý nhiều khi cách âm phòng ngủ
Tường và hệ thống cửa là khu vực bạn nên chú ý nhiều khi cách âm phòng ngủ

3 lưu ý khi thực hiện cách âm phòng ngủ

Chú ý các vấn đề an toàn

Khi căn phòng được cách âm tốt, bên ngoài sẽ ít khi nghe thấy âm thanh bên trong và ngược lại. Vì thế bạn nên cân nhắc yếu tố an toàn với các vấn đề chập cháy và thoát hiểm khi thi công cách âm phòng ngủ.

Bạn hãy ưu tiên các vật liệu cách âm phòng ngủ an toàn, chống cháy tốt như PU Foam, tấm Takani,…để hạn chế rủi ro khi có vấn đề xảy ra. Ngoài ra, những đường dây điện, công tắc cũ tốt nhất là nên thay mới hoặc đưa ra ngoài để tránh các trường hợp cháy nổ.

Chú ý cách âm đi kèm với tiêu âm

Nếu không được xử lý tiêu âm, âm thanh bị dội lại trong phòng sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu. Do đó, bạn cũng nên chú ý các phương pháp, vật liệu tiêu âm để cách cách âm phòng ngủ

Chú ý vấn đề khử mùi

Để có kết quả cách âm tốt nhất, phòng ngủ thường phải đảm bảo độ kín, kể cả cách âm cho phòng ngủ chung cư. Điều này vô hình trung khiến phòng có thể sẽ bí và có mùi không mấy dễ chịu. Vì thế bạn nên có kế hoạch khử mùi, tạo sự thông thoáng cho không gian bằng cách sử dụng điều hòa, quạt gió,…để luôn cảm thấy thoải mái khi nghỉ ngơi trong phòng ngủ.

Hy vọng bài viết trên hữu ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu giải pháp cách âm phòng ngủ. Trong đó, PU Foam và tấm Takani là các vật liệu không chỉ có khả năng cách âm tốt, mà còn cách âm, cách nhiệt hiệu quả. Nếu bạn quan tâm đến 2 loại vật liệu này và không biết làm cách âm phòng ngủ giá bao nhiêu, hãy liên hệ hotline 0934.333.490 để được Polyme Ngọc Diệp hỗ trợ thi công cách âm phòng ngủ Hà Nội. 

Bình Luận
.
.
.
.