Máy chiller là hệ thống giải nhiệt có tuổi thọ cao, bền bỉ, được sử dụng rất phổ biến trong điều hòa công nghiệp. Tuy nhiên việc lắp đặt hệ thống điều hòa trung tâm Chiller khá phức tạp và cần có sự tư vấn của các chuyên gia. Trong đó hệ thống chiller công suất như nào cho phù hợp với nhà máy để đảm bảo hiệu quả sử dụng và tiết kiệm chi phí vận hành? Trong bài viết này, Polyme Ngọc Diệp xin chia sẻ cách tính công suất khi lắp đặt Chiller trong nhà máy và những lưu ý bạn cần biết!
Tính công suất Chiller trong nhà máy như thế nào để vừa đạt hiệu quả sử dụng vừa tiết kiệm chi phí?
Phương pháp tính công suất lắp đặt máy lạnh Chiller
Trong quá trình sản xuất thì giải nhiệt khuôn là khâu vô cùng quan trọng. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của thành phẩm cuối cùng. Việc tính toán công suất lắp đặt máy làm lạnh nước chính xác sẽ giúp bạn chọn được máy phù hợp. Và có đủ khả năng để giải nhiệt cho dây chuyền sản xuất.
Có 2 phương pháp tính công suất lắp đặt máy làm lạnh nước thường được các nhà máy sử dụng.
Tính công suất Chiller theo công thức có sẵn
Với cách tính này, trên sách hướng dẫn của máy lạnh Chiller (catalogue) đã có sẵn các thông số:
- Công suất lạnh yêu cầu của máy: Qll (Kw lạnh)
- Lưu lượng nước lạnh : m3/h, lít/phút..
- Nhiệt độ nước lạnh cần duy trì : oC hay oF
Ta có công thức tính toán sau:
Q=4,186*At*Qll/3.6 (KW lạnh)
Trong đó:
- At: mức chênh lệch nhiệt độ của nhựa lúc vẫn đang ở trạng thái nóng chảy và sau khi được làm lạnh.
Với dây chuyền đang dùng tháp giải nhiệt muốn chuyển đổi sang dùng Chiller ta chọn công suất Chiller như sau:
+ Ví dụ ta có tháp giải nhiệt công suất 20 Tons với nhiệt độ nước vào là 30oC ra 35oC suy ra để giảm 5oC cần 20 Tons lạnh ,
Vậy muốn nước vào 20oC ra 25oC cần Chiller 40 Tons lạnh.
Tính công suất theo công suất lạnh cho máy
Có thể tính công suất Chiller theo công thức sau:
Q= Cp.At.M/3600 (Kw lạnh)
Trong đó:
- At: mức chênh lệch nhiệt độ của nhựa lúc vẫn đang ở trạng thái nóng chảy và sau khi được làm lạnh. Thường sẽ lấy At = 200°C (mức chênh lệch tốt nhất từ 230°C xuống 30°C).
- Cp: nhiệt dung riêng của nhựa.
- M: năng suất sản phẩm trong một giờ (đơn vị tính: Kg).
Những lưu ý khi tính công suất Chiller
Khi tính công suất Chiller cần phải tính dư công suất. Vì sau khi dưa vào sử dụng, máy cũ dần và công suất máy hoạt động sẽ giảm
Cần tính thêm máy dự phòng để đảm bảo hoạt động sản xuất vẫn diễn ra liên tục dù máy chính xảy ra sự cố. Ngoài ra, phương án dự phòng còn cho phép bạn chạy luân phiên. Giúp các máy có thời gian nghỉ ngơi; từ đó làm tăng tuổi thọ cho máy làm lạnh Chiller về hệ thống điện.
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có thể tính được công suất máy lạnh Chiller một cách dễ dàng. Và từ đó có thể chọn được máy lạnh Chiller phù hợp với công trình của mình.