fbpx

TIÊU CHUẨN CHỐNG CHÁY LAN THEO THÔNG TƯ 01/2020/TT-BXD QUY CHUẨN KỸ THUẬT VỀ AN TOÀN CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH

Căn cứ Nghị định số 81/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều cua Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và môi trường,

Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình, mã số QCVN 06:2020/BXD.

Quy định về Bộ phận ngăn cháy

+ Bộ phận ngăn cháy được dùng để ngăn cản đám cháy và các sản phẩm cháy lan truyền từ một khoang cháy hoặc từ một gian phòng có đám cháy tới các gian phòng khác.

Bộ phận ngăn cháy bao gồm tường ngăn cháy, vách ngăn cháy và sàn ngăn cháy.

+ Bộ phận ngăn cháy được đặc trưng bằng tính chịu lửa và tính nguy hiểm cháy.

Tính chịu lửa của một bộ phận ngăn cháy được xác định bằng tính chịu lửa của các bộ phận cấu thành ra nó, bao gồm:

  • Phần ngăn cách (tấm vách, tấm tường, tấm sàn, …).
  • Cấu kiện giữ ổn định cho phần ngăn cách (khung, thanh giằng, …).
  • Cấu kiện đỡ phần ngăn cách (dầm đỡ, sườn đỡ, tường đỡ, …).
  • Các chi tiết liên kết giữa chúng.
  • Giới hạn chịu lửa theo trạng thái mất khả năng chịu lực (R) của cấu kiện giữ ổn định cho phần ngăn cách, của cấu kiện đỡ phần ngăn cách và của các chi tiết liên kết giữa chúng phải không được thấp hơn giới hạn chịu lửa yêu cầu đối với phần ngăn cách.
  • Tính nguy hiểm cháy của bộ phận ngăn cháy được xác định bằng tính nguy hiểm cháy của phần ngăn cách cùng với các chi tiết liên kết và của các cấu kiện giữ ổn định cho phần ngăn cách.

+ Bộ phận ngăn cháy được phân loại theo giới hạn chịu lửa của phần ngăn cách như trong Bảng 1. Khi trong bộ phận ngăn cháy có các cửa đi, cổng, cửa nắp, van khí, cửa sổ, màn chắn (sau đây gọi chung là cửa và van ngăn cháy), hay khi ở các cửa đó có bố trí khoang đệm (gọi là khoang đệm ngăn cháy) thì cửa, van ngăn cháy và khoang đệm ngăn cháy phải được chọn loại cũng có khả năng ngăn cháy phù hợp với loại của bộ phận ngăn cháy theo quy định tại Bảng 1.

Bảng 1 – Phân loại bộ phận ngăn cháy

Bộ phận ngăn cháy Loại bộ phận ngăn cháy Giới hạn chịu lửa của bộ phận ngăn cháy, không nhỏ hơn Loại cửa và van ngăn cháy trong bộ phận ngăn cháy, không thấp hơn Loại khoang đệm ngăn cháy, không thấp hơn
Tường ngăn cháy 1 REI 150 1 1
2 REI 45 2 2
Vách ngăn cháy 1 EI 45 2 1
2 EI 15 3 2
Sàn ngăn cháy 1 REI 150 1 1
2 REI 60 2 1
3 REI 45 2 1
4 REI 15 3 2

Quy định giới hạn chịu lửa tối thiểu của các cấu kiện xây dựng cho nhà hỗn hợp

Bảng A.1 – Quy định giới hạn chịu lửa tối thiểu của các cấu kiện xây dựng cho nhà hỗn hợp (từ 50 m đến 150 m)

STT Tên cấu kiện Giới hạn chịu lửa tối thiểu
    Cho nhà cao đến 100 m Cho nhà cao trên 100 m
R E I R E I
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
1 Tường chịu lực            
1.1 Tường ngoài 120 60 KQĐ 180 60 KQĐ
1.2 Tường trong nhà 120 Theo mục 5 Theo mục 5 180 Theo mục 5 Theo mục 5
1.3 Tường ngăn cháy 150 150 150 180 180 180
2 Cột 120 KQĐ KQĐ 180 KQĐ KQĐ
3 Tường tự chịu lực            
3.1 Tường ngoài 90 60 KQĐ 90 60 KQĐ
3.2 Tường trong nhà 90 Theo mục 5 Theo mục 5 90 Theo mục 5 Theo mục 5
3.3 Tường ngăn cháy 150 150 150 180 180 180
4 Tường ngoài không chịu lực (làm bằng các tấm treo) KQĐ 60 KQĐ KQĐ 60 KQĐ
5 Tường trong nhà không chịu lực (các vách ngăn)            
5.1 Tường ngăn giữa các phòng ở khách sạn, các phòng văn phòng và các phòng tương tự KQĐ 60 60 KQĐ 60 60
5.2 Tường ngăn cách các gian phòng       với sảnh thông tầng; ngăn giữa hành lang và các phòng ở khách sạn, các phòng văn phòng và các phòng tương tự KQĐ 60 60 KQĐ 60 60
5.3 Tường ngăn cách các gian phòng cho máy phát điện sự cố và cho trạm điện điêzen KQĐ 120 120 KQĐ 180 180
5.4 Tường ngăn cách các gian bán hàng có diện tích lớn hơn 2 000 m2 và ngăn cách các gian phòng tập trung đông người, có số người đồng thời có mặt lớn hơn 500 người KQĐ 120 120 KQĐ 180 180
5.5 Tường ngăn cách giữa các căn hộ với nhau và ngăn cách giữa các căn hộ với hành lang và với các gian phòng khác KQĐ 120 120 KQĐ 120 120
5.6 Tường ngăn cách các sảnh thang máy KQĐ 60 60 KQĐ 60 60
5.7 Tường ngăn cách các khoang đệm, sảnh của thang máy chữa cháy KQĐ 120 120 KQĐ 180 180
5.8 Tường ngăn cách giữa phòng tắm hơi trong nhà với các gian phòng khác KQĐ 60 60 KQĐ 60 60
5.9 Tường ngăn cách các gian phòng của các cơ sở dịch vụ đời sống, có diện tích lớn hơn 300 m2, trong đó có sử dụng các chất dễ bắt cháy KQĐ 60 60 KQĐ 60 60
5.10 Tường ngăn cách các gian phòng lưu trữ, kho sách báo và tương tự KQĐ 120 120 KQĐ 180 180
5.11 Tường vách ngăn cách gian phòng của trạm biến áp KQĐ 60 60 KQĐ 60 60
6 Tường của buồng thang bộ            
6.1 Tường trong nhà 120 120 120 180 180 180
6.2 Tường ngoài 120 60 KQĐ 180 60 KQĐ
7 Các bộ phận trong buồng thang bộ (chiếu thang, dầm thang, bản thang) 60 KQĐ KQĐ 60 KQĐ KQĐ
8 Các bộ phận của cấu kiện sàn            
8.1 Sàn giữa các tầng và sàn của tầng áp mái            
– Dầm, sườn, khung, giàn 120 KQĐ KQĐ 180 KQĐ KQĐ
– Bản sàn 120 120 120 150 150 150
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
8.2 Sàn giữa các tầng và sàn
của tầng áp mái, nằm trên và nằm dưới các gian phòng nêu tại mục 5.3 và 5.4 của Bảng này
– Dầm, sườn, khung, giàn 120 KQĐ KQĐ 180 KQĐ KQĐ
– Bản sàn 120 120 120 180 180 180
8.3 Sàn ngăn cháy 150 150 150 180 180 180
9 Các bộ phận của mái
9.1 Mái có sử dụng cho việc thoát nạn, cứu nạn
– Dầm, sườn, khung, giàn 120 KQĐ KQĐ 120 KQĐ KQĐ
– Bản mái 60 60 60 60 60 60
9.2 Mái ở các khu vực khác
– Dầm, sườn, khung, giàn 30 KQĐ KQĐ 30 KQĐ KQĐ
– Bản mái 30 30 KQĐ 30 30 KQĐ
10 Kết cấu các giếng và kênh dẫn
10.1 Giếng thang máy 90 90 90 90 90 90
10.3 Giếng đường ống kỹ thuật, kênh dẫn và hộp kỹ thuật 60 60 60 60 60 60
10.2 Giếng thang máy chữa

cháy

120 120 120 120 120 120
CHÚ THÍCH: KQĐ: không quy định.

Phân loại vật liệu xây dựng theo các đặc trưng cháy

B.2 Theo tính cháy, vật liệu cháy được phân thành 4 nhóm, ứng với các thông số cháy thí nghiệm như sau:

Bảng B.1 – Phân nhóm vật liệu cháy theo tính cháy

Nhóm cháy của vật liệu Các thông số cháy
Nhiệt độ khí trong ống thoát khói (ký hiệu T),

oC

Mức độ hư hỏng làm giảm chiều dài mẫu (ký hiệu L),

%

Mức độ hư hỏng làm giảm khối lượng mẫu (ký hiệu m),

%

Khoảng thời gian tự cháy,

giây

Ch1 – Cháy yếu ≤ 135 ≤ 65 ≤ 20 0
Ch2 – Cháy vừa phải ≤ 235 ≤ 85 ≤ 50 ≤ 30
Ch3 – Cháy mạnh vừa < 450 > 85 ≤ 50 ≤ 300
Ch4 – Cháy mạnh > 450 > 85 > 50 > 300
CHÚ THÍCH 1: Các thông số thí nghiệm được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành hoặc tiêu chuẩn tương đương về phương pháp thử tính cháy của vật liệu xây dựng.

CHÚ THÍCH 2: Nếu thí nghiệm theo ISO 1182, các vật liệu đáp ứng yêu cầu sau cũng được xếp vào nhóm vật liệu cháy yếu: – Mức gia tăng nhiệt độ của lò đốt không quá 50 oC. – Khối lượng mẫu bị giảm không quá 50 % và thời gian kéo dài của ngọn lửa không quá 20 giây.

 B.3 Theo tính bắt cháy, vật liệu cháy được phân thành 3 nhóm ứng với các thông số thí nghiệm cháy như sau:

Bảng B.2 – Phân nhóm vật liệu cháy theo tính bắt cháy

Nhóm bắt cháy của vật liệu Cường độ thông lượng nhiệt bề mặt tới hạn, kW/m2
BC1 – khó bắt cháy ≥ 35,0
BC2 – bắt cháy vừa phải lớn hơn hoặc bằng 20,0 và nhỏ hơn 35,0
BC3 – dễ bắt cháy < 20,0
CHÚ THÍCH: Các thông số thí nghiệm được xác định theo tiêu chuẩn ISO 5657 (Thử nghiệm phản ứng với lửa – Thử nghiệm tính bắt cháy của sản phẩm xây dựng khi chịu tác động của nguồn nhiệt bức xạ) hoặc tiêu chuẩn tương đương.

 B.4 Theo tính lan truyền lửa trên bề mặt, vật liệu cháy được phân thành 4 nhóm ứng với các thông số thí nghiệm cháy như sau:

Bảng B.3 – Phân nhóm vật liệu cháy theo tính lan truyền lửa trên bề mặt

Nhóm lan truyền lửa trên bề mặt của vật liệu Cường độ thông lượng nhiệt bề mặt tới hạn, kW/m2
LT1 – không lan truyền ≥ 11,0
LT2 – lan truyền yếu Lớn hơn hoặc bằng 8,0 và nhỏ hơn 11,0
LT3 – lan truyền vừa phải Lớn hơn hoặc bằng 5,0 và nhỏ hơn 8,0
LT4 – lan truyền mạnh < 5,0
CHÚ THÍCH: Các thông số thí nghiệm được xác định theo tiêu chuẩn ISO 9239-2 (Thử nghiệm phản ứng với lửa – Tính lan truyền lửa trên bề mặt vật liệu phủ sàn khi chịu tác động của nguồn nhiệt bức xạ) hoặc tiêu chuẩn tương đương.

 B.5 Theo khả năng sinh khói, vật liệu cháy được phân thành 3 nhóm ứng với các thông số thí nghiệm như sau:

Bảng B.4 – Phân nhóm vật liệu cháy theo khả năng sinh khói

Nhóm theo khả năng sinh khói của vật liệu Trị số hệ số sinh khói của vật liệu, m2/kg
SK1 – khả năng sinh khói thấp ≤ 50
SK2 – khả năng sinh khói vừa phải Lớn hơn 50 và nhỏ hơn hoặc bằng 500
SK3 – khả năng sinh khói cao > 500
CHÚ THÍCH: Các thông số thí nghiệm được xác định theo tiêu chuẩn ISO 5660 – 2 (Thử nghiệm phản ứng với lửa – Tốc độ giải phóng nhiệt, tốc độ sinh khói và tốc độ mất khối lượng – Phần 2 Tốc độ sinh khói) hoặc tiêu chuẩn tương đương.

B.6 Theo độc tính, vật liệu cháy được phân thành 4 nhóm ứng với chỉ số độc tính HCL50 của sản phẩm cháy như sau:

Bảng B.5 – Phân nhóm vật liệu cháy theo độc tính

Nhóm theo độc tính của vật liệu

Chỉ số Hcl50, g/m3, tương ứng với thời gian để lộ

5 phút 15 phút 30 phút 60 phút
ĐT1 – Độc tính thấp > 210 > 150 > 120 > 90
ĐT2 – Độc tính vừa phải 70 đến 210 50 đến 150 40 đến 120 30 đến 90
ĐT3 – Độc tính cao 25 đến 70 47 đến 50 13 đến 40 10 đến 30
ĐT4 – Độc tính đặc biệt cao ≤ 25 ≤ 47 ≤ 13 ≤ 10
CHÚ THÍCH: Các thông số thí nghiệm và tính toán chỉ số HCL50 theo quy định của tiêu chuẩn ISO 13344 (Đánh giá tính độc hại gây chết người của các sản phẩm khí sinh ra khi cháy) hoặc tiêu chuẩn tương đương.

Nguồn: Thông Tư Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình

Polyme Ngọc Diệp – Chuyên gia trong lĩnh vực Cách nhiệt – Cách âm – Chống cháy lan tại Việt Nam. Chúng tôi chuyên cung cấp và thực thi những giải pháp thi công cách nhiệt, cách âm, chống cháy lan cho các công trình dân dụng và công nghiệp trên toàn quốc. Nếu bạn đang tìm một đơn vị thi công chống cháy lan, hãy liên hệ với chúng tôi!

Trụ Sở: Số 36 đường số 3 KDC An Trang, An Đồng, Huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng.

Điện thoại: 0225 35 31 479

Fax: 0225 35 31 472.

Chi nhánh Hà Nội: Ngõ 3 , Đê Đại Hà, xóm 10, Xã Yên Mỹ, Huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Điện thoại: 0246 294 9986

Hotline: 0934.333.490

Chi nhánh HCM: 2368/1B Quốc Lộ 1A, An Phú Đông, Quận 12, TP.HCM.

Điện thoại: 0287.309.6886

Hotline: 0934.333.490

Fanpage: Polyme Ngọc Diệp JSC

Bình Luận
.
.
.
.