fbpx

[TỔNG HỢP] Quá trình làm phòng cách âm tại nhà kèm lưu ý

Làm phòng cách âm tại nhà ngày càng phổ biến rộng rãi, đặc biệt sau đợt dịch bệnh vừa qua. Để làm phòng cách âm tại nhà, bạn cần biết quy trình thi công cũng như vật liệu thường được sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu về quy trình tự làm phòng cách âm tại nhà qua bài viết dưới đây nhé!

Quá trình làm phòng cách âm tại nhà theo 3 giai đoạn

Quá trình thực hiện cách làm phòng cách âm tại nhà thường có 3 giai đoạn chính gồm cách âm tường phòng, cách âm trần và sàn nhà, cách âm hệ thống cửa. Thực hiện đúng và đủ cả 3 giai đoạn này sẽ giúp bạn có được một căn phòng không có tạp âm.

Cách âm tường phòng

Để cách âm tường nhà đúng chuẩn cần dùng các vật liệu như bê tông, thạch cao, gạch vữa, gỗ…dày trên 20cm. Gia chủ có thể làm thêm các lớp bề mặt cách âm bằng Foam, xốp, cao su non,… để tăng hiệu quả tiêu âm.

Ngoài ra, bạn có thể xây tường 2 lớp và tạo khoảng trống ở giữa để cách âm và giảm sự truyền âm tốt hơn.

Cách âm tường là một giai đoạn quan trọng trong quá trình làm phòng cách âm tại nhà
Cách âm tường là một giai đoạn quan trọng trong quá trình làm phòng cách âm tại nhà

Cách âm trần và sàn nhà

Nếu muốn cách âm trần nhà ở, chung cư, toà nhà cao tầng,… gia chủ có thể làm trần thạch cao, kết hợp với những vật liệu có đặc tính cách âm như bông thuỷ tinh, bông khoáng hoặc phun PU Foam,… để ngăn không cho âm thanh truyền qua.

Cách âm trần bằng phun PU Foam là lựa chọn tốt khi làm phòng cách âm tại nhà
Cách âm trần bằng phun PU Foam là lựa chọn tốt khi làm phòng cách âm tại nhà

Đối với sàn nhà, gia chủ nên cách âm bằng cách sử dụng vật liệu có khả năng hấp thụ âm thanh, tiêu âm tốt như gỗ đặc, miếng lót sàn bằng nhựa, tấm thảm dày,… Việc cách âm và chống rung cho sàn là cần thiết đối để không gây ồn cho các phòng bên dưới.

Xem thêm: HƯỚNG DẪN THI CÔNG CÁCH ÂM SÀN NHÀ ĐÚNG TIÊU CHUẨN TỪ A-Z

Để làm phòng cách âm tại nhà đúng chuẩn cần thi công cách âm sàn nhà
Để làm phòng cách âm tại nhà đúng chuẩn cần thi công cách âm sàn nhà

Cách âm hệ thống cửa

Khi cách âm hệ thống cửa, bạn cần lấp kín mọi khe hở trên cửa sổ, cửa chính và cửa ban công bằng dải cao su, xốp hoặc bơm silicon để âm thanh không lọt được ra ngoài. Biện pháp đơn giản hơn là lắp đặt cửa cách âm (làm từ gỗ, bông thuỷ tinh, xốp XPS cách âm, giấy tổ ong, túi khí, cao su non,…) vừa giúp cách âm tốt, vừa mang lại thẩm mỹ cho căn phòng.

Cần xử lý các khe hở của hệ thống cửa khi làm phòng cách âm tại nhà
Cần xử lý các khe hở của hệ thống cửa khi làm phòng cách âm tại nhà

8+ vật liệu làm phòng cách âm, tiêu âm tại nhà phổ biến

Để thiết kế phòng cách âm tại nhà hiệu quả, gia chủ sẽ cần sử dụng một số vật liệu tiêu âm phổ biến dưới đây.

làm phòng cách âm tại nhà

Foam cách âm

Foam cách âm hay còn có tên khác là PU Foam open cell, là một hợp chất phân tử gồm Polyol (polyurethane) và Iso (Isocyanate) được phối trộn bằng thiết bị chuyên dụng để tạo thành dạng bọt xốp màu trắng ngà thân thiện với môi trường, không màu, không mùi, không vị.

Bọt PU Foam sẽ được phun trực tiếp lên bề mặt muốn cách âm như trần, tường và sàn nhà với khả năng bám dính tốt.

PU Foam có khả năng cách âm tốt nhất với hệ số cách âm đạt tới 23 dB (theo thí nghiệm vật liệu do Bộ xây dựng tiến hành). Lớp bọt xốp PU Foam có cấu trúc ô mở khiến âm thanh di chuyển theo đường zíc zắc và bị triệt tiêu hẳn.

Sau khi phun 2-3s, lớp bọt xốp sẽ nở đều đến độ dày theo như bản thiết kế, giúp tạo thành một lớp cách âm liền mạch, không mối nối, không khe kẽ.

PU Foam cách âm bám dính hoàn hảo trên bề mặt cùng khả năng làm đầy kín tuyệt đối
PU Foam cách âm bám dính hoàn hảo trên bề mặt cùng khả năng làm đầy kín tuyệt đối

PU Foam cách âm còn có khả năng chống cháy lan cao. Ngoài ra, bọt xốp PU Foam còn có nhiều ưu điểm vượt trội khác như:

  • Khả năng cách nhiệt tốt, độ dẫn nhiệt cực thấp.
  • Trọng lượng nhẹ.
  • Tính linh hoạt, dễ thi công trên mọi bề mặt.
  • Tuổi thọ cao tới 70 năm.
  • Khả năng chống chịu tốt với thời tiết, mối mọt, chuột, nấm mốc.
  • An toàn cho người sử dụng, thân thiện với môi trường.

Gỗ tiêu âm

Hai loại gỗ thường được sử dụng để làm phòng cách âm tại nhà là gỗ tiêu âm soi rãnh và gỗ tiêu âm đục lỗ, có cấu tạo từ gỗ ghép, có thể được bổ sung một lớp chống ẩm hoặc không.

Gỗ tiêu âm có những đường soi rãnh hoặc được đục các lỗ tiêu âm có kích thước đều nhau để hấp thụ âm thanh tần số trung bình đến cao và tạo khả năng chống ồn, chống nhiễu âm hiệu quả.

Gỗ tiêu âm được sản xuất theo số lượng lớn, có quy trình sản xuất tiêu chuẩn, hiện đại vì thế giá thành sẽ cao hơn các vật liệu tiêu âm khác. Bên cạnh đó, để lắp đặt gỗ tiêu âm đòi hỏi người thi công phải có tay nghề cao, kinh nghiệm dày dạn.

Gỗ tiêu âm đục lỗ là vật liệu phổ biến để làm phòng cách âm tại nhà
Gỗ tiêu âm đục lỗ là vật liệu phổ biến để làm phòng cách âm tại nhà

Tấm bông ép Polyester Fiber

Tấm bông ép làm từ sợi Polyester được nhiều gia chủ lựa chọn sử dụng vì hấp thụ âm thanh tốt. Ngoài ra, sản phẩm còn có khả năng chống cháy, trọng lượng nhẹ, dễ dàng thi công, tạo hình đồng thời sở hữu nhiều màu sắc đa dạng, đáp ứng được nhiều phong cách thiết kế nội thất nhà ở. Tấm bông ép được dùng để cách âm tường, vách và trần nhà.

Nhược điểm lớn của tấm bông ép Polyester Fiber là khả năng cách âm chưa thực sự tốt vì thế gia chủ phải kết hợp thêm với các vật liệu khác để căn phòng đạt độ cách âm như mong muốn.

Tấm tiêu âm Polyester Fiber có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt
Tấm tiêu âm Polyester Fiber có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt

Cao su non

Cao su non có cấu trúc gồm nhiều lỗ siêu nhỏ chứa không khí nên có khả năng cách âm, chống rung, giảm chấn khá tốt. Tấm cao su non mềm nhẹ, dễ định hình cắt tỉa nên thường được dùng để cách âm vách tường, lót xuống sàn nhà hoặc trên trần nhà để tiêu âm, hấp thụ âm tối đa.

Tuy nhiên, các lớp cao su non cách âm khi gặp ẩm hoặc nhiệt độ cao có thể sẽ gây mùi hôi khó chịu cho người sử dụng không gian.

Sử dụng cao su non tăng khả năng cách âm cho tường, trần nhà
Sử dụng cao su non tăng khả năng cách âm cho tường, trần nhà

Xốp cách âm

Xốp cách âm chứa nhiều lỗ nhỏ li ti có tác dụng hấp thụ và triệt tiêu hoàn toàn âm thanh truyền tới. Hơn thế, với cấu tạo từ bọt polyurethane nên sản phẩm có khả năng ngăn chặn sự truyền âm trong không khí rất tốt. Xốp cách âm thường được lắp đặt lên tường hoặc trần nhà.

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm, mỗi loại xốp cách âm còn tồn tại những nhược điểm riêng. Ví dụ, xốp cách âm PE OPP không có khả năng chống cháy, tấm xốp EPS có khả năng cách âm không cao,…

Xốp cách âm tạo thành bề mặt hấp thụ âm thanh rất tốt cho căn phòng
Xốp cách âm tạo thành bề mặt hấp thụ âm thanh rất tốt cho căn phòng

Bông khoáng

Bông khoáng có dạng sợi bông ép được sản xuất từ đá basalt và quặng nung chảy ở nhiệt độ cao. Bông khoáng còn có tên gọi khác là len đá, sở hữu khả năng cách âm, cách nhiệt và chống cháy rất tốt.Bông khoáng là một trong những vật liệu cách âm giá rẻ phổ biến, vừa đảm bảo hiệu quả cách âm, vừa dễ dàng thi công lắp đặt.

Tuy nhiên, sợi bông khoáng khá cứng và mảnh nên dễ gây trầy xước, kích ứng mẩn ngứa nếu tiếp xúc trực tiếp với da. Sợi bông khoáng còn có thể gây đau, đỏ khi bay vào mắt hoặc làm ảnh hưởng tới hô hấp nếu có người hít phải.

Ngoài ra, bông khoáng có tuổi thọ không cao, nếu bị ngấm nước sẽ dễ mục nát gây mất vệ sinh cho không gian. Chính vì thế, cần thi công tấm bông khoáng đúng cách để đảm bảo chất lượng của vật liệu.

Bông khoáng cách âm gặp hạn chế về tính thẩm mỹ nên ít được sử dụng
Bông khoáng cách âm gặp hạn chế về tính thẩm mỹ nên ít được sử dụng

Tấm len gỗ

Tấm len gỗ được đan từ sợi gỗ tự nhiên, sau đó tẩm keo dính xi măng vô cơ và được ép chặt thành từng tấm lớn dưới áp suất và nhiệt độ lớn. Tấm len đỗ được đánh giá là vật liệu cách âm vượt trội, cách nhiệt, chống cháy, hút ẩm và chống nấm mốc hiệu quả. Bên cạnh đó, tấm len gỗ rất thân thiện với môi trường và sức khoẻ của con người.

Tấm len gỗ thường được dùng để cách âm cho trần nhà, tường nhà vì màu sắc, mẫu mã đa dạng, đạt hiệu quả trang trí cao. Tuy nhiên, tấm len gỗ được sản xuất với kích thước lớn, người thi công cần có tay nghề để cắt tỉa tấm len sao cho phù hợp với diện tích bề mặt, đảm bảo vẻ đẹp cho công trình.

Tấm len gỗ cách âm đa dạng về màu sắc nên mang lại hiệu quả trang trí cao
Tấm len gỗ cách âm đa dạng về màu sắc nên mang lại hiệu quả trang trí cao

Thảm trải sàn

Thảm trải sàn có chất liệu nỉ, len hoặc sợi không chỉ là vật liệu trang trí tăng tính thẩm mỹ cho không gian mà còn có tác dụng cách âm tốt cho căn phòng. Tấm thảm trải sàn làm giảm âm lượng, độ vang của âm thanh tác động vào mặt sàn từ đó góp phần ngăn chặn âm thanh tuyền xuống không gian bên dưới.

Thảm trải sàn cách âm thường dày và phủ kín bề mặt sàn nhà nên đôi khi gây khó khăn trong quá trình vệ sinh, làm sạch. Đây là nhược điểm nổi bật nhất của loại vật liệu cách âm này.

Thảm trải sàn được ứng dụng rộng rãi để tiêu âm và cách âm cho sàn nhà
Thảm trải sàn được ứng dụng rộng rãi để tiêu âm và cách âm cho sàn nhà

Miếng dán cách âm

Miếng dán cách âm có bề mặt lồi lõm, mềm và rỗng để hấp thụ và phản xạ lại âm thanh. Vật liệu này có cấu trúc gồm 4 lớp: lớp nhựa PE, lớp cách âm, lớp keo và lớp giấy bảo vệ keo:

  • Lớp nhựa PE: có cấu trúc tinh thể biến thiên với vô số hạt nhựa dẻo, có khả năng chống thấm, chống dẫn nhiệt, dẫn điện.
  • Lớp cách âm: được tạo nên từ vinyl hoặc mút xốp có cấu trúc nhấp nhô, độ đàn hồi cao giúp chống nhiệt và tạo độ bền cho miếng dán cách âm.
  • Lớp keo và lớp giấy bảo vệ keo: Sau khi bóc lớp giấy bảo vệ keo, có thể dán trực tiếp miếng dán cách âm lên tường. Mỗi loại miếng dán sẽ có chất lượng và độ bám dính khác nhau.

Miếng dán cách âm có nhược điểm là hiệu quả cách âm không tốt, tuổi thọ ngắn.

Miếng dán tường cách âm là vật dụng liệu cách âm kèm trang trí giá rẻ
Miếng dán tường cách âm là vật dụng liệu cách âm kèm trang trí giá rẻ

Sơn hấp thụ âm thanh

Sơn hấp thụ âm thanh là có tính đặc, chứa các thành phần hấp thụ âm thanh và thường được dùng như một phụ gia để tăng khả năng tiêu âm cho bức tường. Sơn hấp thụ âm thanh có chất nhiệt đặc biệt, sẽ phát huy tốt tác dụng tiêu âm khi âm thanh ở tần số trung bình.

Chỉ riêng lớp sơn cách âm sẽ không đủ để giảm bớt tiếng ồn cho không gian, vì thế luôn cần bổ sung các vật liệu cách âm khác cho không gian.

Sơn cách âm là giải pháp chống ồn được nhiều gia chủ lựa chọn
Sơn cách âm là giải pháp chống ồn được nhiều gia chủ lựa chọn

Chi phí làm phòng cách âm tại nhà

Chi phí làm phòng cách âm tại nhà sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp cách âm, số lượng vật liệu, giá thành vật liệu tại thời điểm thi công, diện tích không gian, tính chất công trình,… Nếu muốn biết làm phòng cách âm tại nhà giá bao nhiêu, bạn hãy liên hệ với Polyme Ngọc Diệp để được tư vấn cụ thể nhé.

Xem thêm: BÁO GIÁ CHI PHÍ LÀM PHÒNG CÁCH ÂM MỚI NHẤT 2022-2023

Một số lưu ý khi thực hiện làm phòng cách âm tại nhà

Khi làm phòng cách âm tại nhà, gia chủ cần lưu ý một số điều sau:

  • Tiêu âm và cách âm là hai công việc cần tiến hành đồng thời khi làm phòng cách âm tại nhà. Âm thanh bị ngăn không truyền ra không gian bên ngoài nhưng cần bị triệt tiêu/ngăn dội lại để tránh gây khó chịu cho người bên trong phòng.
  • Cần lắp đặt hệ thống điều hoà để thông khí và khử mùi cho phòng cách âm.
  • Cần đảm bảo tính thẩm mỹ cho căn phòng ngay từ khâu thiết kế và lựa chọn vật liệu.
  • Cần đảm luồng điện trong phòng cách âm di chuyển an toàn.

Như vậy, để làm phòng cách âm tại nhà chuẩn, bạn cần thực hiện quy trình gồm các bước cách âm tường, trần, sàn và hệ thống cửa. Nếu bạn cần tư vấn thêm về các giải pháp cách âm, vui lòng liên hệ với hotline 0934.333.490 để được Polyme Ngọc Diệp hỗ trợ nhanh nhất.

Bình Luận
.
.
.
.