fbpx

UPDATE 23 CÁCH CHỐNG NÓNG CHO NHÀ TIÊN TIẾN NHẤT HIỆN NAY!

Vào mùa hè, rất nhiều ngôi nhà gặp phải tình trạng nóng bức khiến cuộc sống khó chịu và còn phải tiêu tốn nhiều điện năng. Vì thế, việc tìm ra các cách chống nóng cho nhà hiệu quả luôn là băn khoăn của hầu hết các gia đình. Polyme Ngọc Diệp sẽ chia sẻ chi tiết 23 giải pháp giúp không gian nhà ở của bạn dễ chịu, thoáng đãng hơn trong bài viết sau.

10 cách chống nóng cho nhà mang tính tạm thời

Những cách chống nóng cho nhà mang tính tạm thời chỉ có thể áp dụng trong thời gian ngắn, hỗ trợ làm giảm một phần nhiệt tác động vào không gian bên trong.

Đóng cửa vào ban ngày

Đây là cách chống nóng cho nhà mái bằng đơn giản nhưng hiệu quả khá tốt. Bởi theo các báo cáo, có tới 30% lượng nhiệt từ môi trường sẽ xâm nhập vào nhà theo cửa sổ. Vì thế khi thời tiết nắng nóng, bạn nên đóng kín các sổ vào ban ngày, nhất là với những ngôi nhà xây theo hướng Tây và Tây Nam.

Đóng cửa vào ban ngày là cách chống nóng cho nhà đơn giản
Đóng cửa vào ban ngày là cách chống nóng cho nhà đơn giản

Sử dụng rèm cửa để chống nóng

Sử dụng rèm cửa che chắn cũng là giải pháp chống nóng cho nhà mái bằng được nhiều gia chủ lựa chọn. Các loại rèm sử dụng nên có màu sáng như trắng, vàng, be. Nên tránh màu tối vì những tông màu đậm dễ hấp thụ ánh nắng, chúng càng làm nhiệt trong phòng tăng lên.

Hạn chế sử dụng các thiết bị điện không cần thiết

Cách chống nóng cho nhà này vừa phát huy tối đa tác dụng mong muốn, vừa hỗ trợ tiết kiệm năng lượng đáng kể. Hơn thế, việc sử dụng các thiết bị điện liên tục sẽ thải ra lượng nhiệt lớn. Lượng nhiệt này cũng góp phần làm tăng nhiệt độ trong phòng.

Sử dụng quạt và điều hòa một cách thông minh

Vào mùa hè, quạt và điều hoà là hai thiết bị điện không thể thiếu. Tuy nhiên bạn nên sử dụng các thiết bị này thông minh để tránh lãng phí điện năng và không khiến chúng “phản tác dụng”.

Nên sử dụng quạt trần, quạt thông gió nhiều hơn. Tránh mở điều hoà 24/24. Vào buổi tối, hãy mở hết cửa sổ, cửa đi để đón gió tự nhiên.

Chỉnh quạt trần quay ngược chiều kim đồng hồ

Khi sử dụng quạt trần tạo gió, nên điều chỉnh quạt quay ngược theo hướng kim đồng hồ. Mục đích việc làm này nhằm tạo luồng gió nhẹ. Như vậy phần không gian dưới quạt sẽ được tập trung mát nhiều nhất, luồng khí không bị loãng ra các khu vực xung quanh.

Phun nước lên những tấm tôn lợp mái

Cách làm này thích hợp để chống nóng nhà mái bằng làm từ tôn. Nên lắp đặt các vòi nước tự động bên trên mái để khi nhiệt độ nắng nóng, vòi nước sẽ tự động phun nước giúp hạ nhiệt lớp tôn chống nóng cho nhà mái bằng bên trong nhanh chóng.

Phun nước lên những tấm tôn lợp mái để chống nóng
Phun nước lên những tấm tôn lợp mái để chống nóng

Phun sương trong phòng

Phun sương trong phòng vừa giúp tiết kiệm điện năng, vừa có khả năng làm mát không gian rộng lớn. Đặc biệt, giải pháp giúp nhà chống nóng này cũng là cách bảo vệ sức khoẻ các thành viên trong gia đình tránh khỏi tình trạng ô nhiễm không khí, vi sinh vật và bụi bẩn xâm nhập.

Treo vải nhúng nước, mành trước cửa

Đây là cách chống nóng cho nhà cấp 4 hữu hiệu. Những tấm vải nhúng nước, mành trước cửa giúp ngăn chặn khí nóng của ánh nắng mặt trời xuyên vào nhà. Như vậy không gian bên trong nhà luôn mát mẻ. Tuy nhiên, vào sáng sớm và ban đêm thì nên bỏ vải xuống, mở cửa ra để đón gió tự nhiên.

Thay đệm và ga trải giường

Sử dụng đệm và ga trải giường trong mùa hè khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, nóng nực. Do đó bạn hãy thay chúng bằng chiếc trúc, tấm vải mỏng để nằm sẽ dễ chịu hơn. Tuy nhiên nếu bắt buộc phải dùng đệm thì nên chọn các sản phẩm có chất liệu phù hợp, chẳng hạn như đệm lò xo.

Giữ cho nhà cửa sạch sẽ

Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, lau chùi sàn nhà cũng là cách chống nóng cho nhà đơn giản, dễ thực hiện. Bạn hãy cố gắng loại bỏ những đồ dùng không cần thiết để gia tăng diện tích, giúp không gian thoáng đãng hơn.

13 cách chống nóng cho nhà mang tính lâu dài

Cách chống nóng cho nhà mang tính lâu dài ở mỗi công trình đều có sự khác biệt. Hãy theo dõi ngay thông tin bên dưới để tìm hiểu kỹ hơn về các giải pháp này.

Đối với những công trình đã hoàn thiện

Dưới đây là những cách giúp ngôi nhà của bạn hạ nhiệt nhanh chóng.

Lắp đặt bạt che nắng

Lắp đặt bạt che nắng là biện pháp được nhiều gia chủ lựa chọn đối với những công trình đã hoàn thiện. Bạn có thể lắp đặt bạt che nắng ở hiên nhà hoặc ban công. Hai vị trí này đều tiếp xúc nhiều nhất với ánh nắng mặt trời nên nhiệt độ thường cao hơn khu vực còn lại.

Lắp đặt bạt che nắng chống nắng
Lắp đặt bạt che nắng chống nắng

Chống nóng cho cửa kính

Cửa kính dễ hấp thụ nhiệt nên sẽ làm không gian bên trong nhà có thể nóng lên. Trong trường hợp này, bạn hãy tìm cách cách chống nóng đơn giản cho cửa kính như sử dụng rèm che, sử dụng lam chắn nắng, dùng kính phản quang hoặc kính Low-E hạ nhiệt.

Chống nóng tường bằng các vật liệu cách nhiệt TIÊN TIẾN

Thông thường các gia chủ thường sử dụng những vật liệu cách nhiệt để chống nóng cho tường như giấy dán tường, tấm xốp EPS, XPS, tấm cách nhiệt Takani. Tuy nhiên một nhược điểm rất lớn của giải pháp này đó là phải khoan đục lên tường. Mặc dù đã sử dụng keo để dán nhưng chỉ sau một thời gian, lớp keo bị bong ra và nước sẽ bị thấm vào tường.

Hiểu được vấn đề đó, Polyme Ngọc Diệp đã phát triển giải pháp phun PU Foam cách nhiệt cho tường, vừa đảm bảo hiệu quả chống nóng, vừa bảo vệ bức tường nhà.

Ngoài ra, giải pháp còn có nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Khả năng cách nhiệt TUYỆT ĐỐI
  • Không phải khoan đục tường
  • Bảo vệ bức tường nhà
  • Lớp Foam mỏng, chỉ dày 2cm đã có thể đạt hiệu quả chống nóng hoàn hảo
  • Tiến độ thi công nhanh, cách thức thực hiện không làm xáo trộn đến việc sinh hoạt hàng ngày của tất cả các thành viên trong gia đình.
  • Độ bền của giải pháp > 50 năm.
  • Sản phẩm có độ bám dính tốt trên tường
  • Đây là vật liệu thân thiện với thiên nhiên

Nếu bạn quan tâm về dịch vụ chống nóng tường hướng Tây, hãy liên hệ ngay Polyme Ngọc Diệp để được tư vấn và báo giá chi tiết.

Chống nóng cho tường ngoài trời
Phun PU Foam chống nóng tường nhà hiệu quả

Trồng cây lấy bóng mát

Sự xuất hiện của cây xanh xung quanh nhà ở không chỉ giúp hạ nhiệt mà còn mang lại bầu không khí trong lành, tươi mát. Nên ưu tiên trồng các loại cây có lớp lá dày để hiệu quả chống nóng tối ưu hơn.

Sử dụng đèn compact thay vì đèn sợi đốt

Đèn sợi đốt tỏa ra lượng nhiệt khá lớn và tiêu tốn nhiều điện năng. Vì thế nếu muốn chống nóng cho nhà hiệu quả, bạn hãy thay thế việc sử dụng đèn sợi đốt bằng đèn compact.

Đối với những công trình đang xây dựng

Với những công trình đang xây dựng, hãy thử áp dụng các giải pháp bên dưới để không gian thoáng đãng, mát mẻ hơn.

Sử dụng gạch chống nóng

Gạch chống nóng thường được sử dụng cho những công trình đang xây dựng tại khu vực thường xuyên có nắng nóng xuất hiện. Loại gạch này có khả năng chống thấm tốt, không hấp thụ nhiệt nên giúp không gian bên trong luôn mát mẻ, dễ chịu.

Xem thêm: GẠCH MÁT CHỐNG NÓNG LÀ GÌ? HIỆU QUẢ CÁCH NHIỆT NHƯ THẾ NÀO?

Xây dựng tường 2 lớp có thêm lớp cách nhiệt ở giữa

Thông thường nhiều gia chủ xây tường 1 lớp để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên với những công trình cần chống nóng thì đây không phải giải pháp an toàn.

Bạn nên đổi sang xây dựng tường 2 lớp và có thêm lớp cách nhiệt ở giữa để ngăn chặn tối đa quá trình truyền nhiệt vào bức tường bên trong. Giúp giữ cho không gian thoáng đãng và mát mẻ hơn.

Do đó, Polyme ngọc Diệp đã phát triển giải pháp bơm PU Foam trực tiếp vào giữa khe tường 20 với độ dày 20mm đảm bảo 05 yếu tố: HIỆU QUẢ – MỎNG – BỀN – ĐƠN GIẢN – RẺ.

Chống nóng tường 2

Bơm PU Foam trực tiếp vào khe tường để tạo thành lớp cách nhiệt liền mạch, không mối nối, khe kẽ

bơm PU Foam chống nóng tường

Lớp bọt xốp nở đều, điền đầy các khe hở giữa 2 tường

Giải pháp này sẽ tạo một lớp cách nhiệt PU Foam liền mạch, không mối nối, khe kẽ, khiến nhiệt lượng không thể xâm nhập vào bên trong. Ngoài ra, các nguyên liệu được Polyme Ngọc Diệp sử dụng đạt tỷ trọng cao, độ nở tốt, giúp điền đầy các khe kẽ.

Giải pháp thi công đơn giản, giá thành rẻ

Bơm PU Foam chống nóng tường 2

Giải pháp phù hợp cho những bức tường có độ cong, vòm

Công nghệ bơm PU Foam đảm bảo 5 yếu tố cần thiết khi thi công chống nóng tường nhà:

  • Độ dày vật liệu mỏng nhất để đỡ tốn diện tích đất: Chỉ với lớp bọt xốp 2cm đã đảm bảo được hiệu quả cách nhiệt tuyệt đối
  • Hiệu quả cách nhiệt tốt nhất
  • Độ bền vật liệu cao nhất: Tuổi thọ đạt > 50 năm
  • Cách thức thi công đơn giản nhất
  • Đơn giá thi công rẻ nhất

Thi công phun PU Foam chống nóng cho mái nhà

Thi công phun PU Foam là giải pháp chống nóng tuyệt đối được ứng dụng phổ biến hơn ở các khu biệt thự hoặc nhà ở cao cấp. Giải pháp được ứng dụng phổ biến ở châu Âu như Anh, Mỹ, Úc,… và các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc.

Sau khi được chuyển giao kỹ thuật công nghệ từ các đối tác nước ngoài, Polyme Ngọc Diệp đã phát triển rộng rãi giải pháp phun PU Foam ở các hạng mục như chống nóng tường, trần, mái nhà dân dụng tại Việt Nam.

Thi công phun PU Foam chống nóng cho mái nhà và tường nhà
Thi công phun PU Foam chống nóng cho mái nhà và tường nhà

Ngoài khả năng chống nóng, PU Foam còn có khả năng chống thấm, cách âm, chống cháy cao. Trọng lượng bọt xốp nhẹ, giúp giảm tải trọng công trình. Đây cũng là sản phẩm an toàn với con người và môi trường nên các gia chủ yên tâm.

Phun PU Foam cách nhiệt chống nóng cho mái nhà ngói tại Thạch Thất
Chống nóng mái ngói bằng công nghệ phun PU Foam
Polyme Ngọc Diệp thực hiện dịch vụ chống nóng mái tôn
Chống nóng mái tôn bằng công nghệ phun PU Foam

Xem thêm: BÁO GIÁ PHUN PU FOAM CHỐNG NÓNG HIỆU QUẢ NHẤT 2024

Sử dụng sơn chống nóng

Sơn chống nóng không chỉ giúp hạ nhiệt không gian mà còn mang tính thẩm mỹ cao. Bạn nên chọn màu sơn tươi sáng để ngôi nhà thêm rộng rãi hơn, mát mẻ.

Sơn chống nóng giúp tăng thẩm mỹ ngôi nhà, tuy nhiên hiệu quả chống nóng của nó không cao. Do đó, tùy vào nhu cầu của gia chủ để lựa chọn giải pháp phù hợp.

Xây dựng giếng trời

Cách chống nóng cho nhà tiếp theo bạn không nên bỏ lỡ là xây dựng giếng trời. Giếng trời giúp không khí trong nhà thoải mái, trong lành hơn. Kèm theo đó, hãy chống nóng cho khu vực này bằng cách sử dụng kính phản quang, film cách nhiệt, trồng nhiều cây xanh,….

Bố trí nhiều cửa sổ trong cùng 1 phòng

Dù diện tích phòng có hẹp hay không thì hãy cố gắng bố trí 2 cửa sổ trong một không gian. Vào ban ngày nắng nóng, nên đóng cửa sổ lại và chỉ mở ra khi nhiệt độ ngoài trời thuyên giảm bớt.

Bố trí nhiều cửa sổ trong cùng 1 phòng để chống nóng
Bố trí nhiều cửa sổ trong cùng 1 phòng để chống nóng

Lắp đặt quạt thông gió để lưu thông không khí

Mặc dù quạt thông gió không trực tiếp làm mát như các thiết bị điện khác nhưng việc lắp đặt chúng sẽ giúp ngôi nhà của bạn dễ chịu hơn đáng kể. Quạt có tác dụng hút khí ra ngoài, nhờ vậy luồng khí nóng cũng theo đó mà đi ra khỏi nhà.

Sử dụng logia thay cho ban công

Logia và ban công đều là hai phần quan trọng với một ngôi nhà. Thế nhưng với những vị trí nắng nóng thường xuyên diễn ra thì nên sử dụng logia thay cho ban công. Bởi ban công đón nắng trực tiếp, còn logia có phần mái che nhô ra nên giúp ngăn cản được phần nào nắng chiếu vào nhà. Đây cũng là giải pháp chống nóng cho nhà ống phổ biến.

Chú ý lựa chọn màu sắc và vật liệu nội thất

Để chống nóng mái bằng, nên chọn màu sắc nội thất tươi sáng, tông màu nhạt và gần gũi như màu đất, màu be, màu xanh rêu nhạt,…. Về vật liệu nội thất thì các sản phẩm từ thiên nhiên như gỗ, đất nung, đá,… sẽ giúp hạ nhiệt đáng kể.

Trong bài viết trên, Polyme Ngọc Diệp đã chia sẻ chi tiết tới bạn 23 cách chống nóng cho nhà phổ biến hiện nay. Hy vọng với những giải pháp đã nêu, bạn sẽ có lựa chọn phù hợp về cách hạ nhiệt cho không gian nhà mình. Nếu bạn có bất kỳ băn khoăn nào, hãy liên hệ ngay Polyme Ngọc Diệp qua hotline 0934.333.490 để được tư vấn chi tiết.

Bình Luận
.
.
.
.