Thị trường hiện nay có rất nhiều loại vật liệu cách nhiệt mái tôn phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng. Dưới đây là 11 loại vật liệu cách nhiệt cho mái tôn hiệu quả nhất mà Polyme Ngọc Diệp sẽ giới thiệu tới các bạn.
Phun PU Foam – Vật liệu cách nhiệt cho mái tôn hiệu quả 100%
PU Foam là một loại vật liệu cách nhiệt tốt nhất nhất trên thị trường hiện nay. Nó được tạo thành từ sự kết hợp của 2 thành phần Isocyanate và Polyols. Khác với những dòng vật liệu khác, bọt xốp PU Foam cách nhiệt được phun trực tiếp lên bề mặt mái tôn bằng máy phun cao áp.
Ưu điểm
PU Foam cách nhiệt, chống nóng cho mái tôn có những ưu điểm vượt trội sau:
- PU Foam có khả năng cách nhiệt vượt trội, độ dẫn nhiệt cực thấp ~0.018W/m.K, thấp nhất so với các loại vật liệu truyền thống khác.
- PU Foam giúp tiết kiệm chi phí điện năng tới 30% vào những ngày hè nắng nóng.
- PU Foam phun phủ bề mặt mái tôn có khả năng nâng cao tuổi thọ mái, bảo vệ mái tôn bởi sự “ăn mòn” của thời gian và tăng cứng mái tôn tránh ảnh hưởng của thời tiết.
- PU Foam có tính chống cháy cao.
- PU Foam có độ bám dính, làm kín bề mặt, liên kết mái thành một khối bền vững, chắc chắn, loại bỏ khe kẽ tuyệt đối giúp cách âm khi trời mưa to gió lớn.
- PU Foam có khả năng thi công linh hoạt trên nhiều bề mặt và kết cấu phức tạp.
- PU Foam không ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân.
Xem thêm: CHỐNG NÓNG MÁI TÔN BẰNG CÔNG NGHỆ PHUN PU FOAM TIÊN TIẾN NHẤT HIỆN NAY
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm, phun PU Foam còn có những nhược điểm sau:
- Thi công yêu cầu hệ thống máy móc cũng như thiết bị chuyên dụng, hiện đại cũng như đội ngũ tay nghề cao.
- Đối với diện tích nhỏ, giá thành thi công cao hơn so với các dòng vật liệu truyền thống khác trên thị trường. Tuy nhiên với diện tích lớn giá sẽ tốt hơn.
- Không khuyến khích sử dụng cho những công trình có diện tích quá nhỏ bởi giá thành thi công sẽ rất cao cũng như gây tốn nguyên vật liệu.
Cách thức thi công
- Bước 1 – Chuẩn bị vật tư, máy móc
Nếu đầu tư các vật tư, máy móc hiện đại và đầy đủ sẽ giúp cho quá trình thi công phun PU Foam diễn ra nhanh chóng và đảm bảo chất lượng.
- Bước 2 – Vệ sinh bề mặt
Công đoạn quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng quá trình thi công là làm sạch bề mặt các khu vực cần phun.
- Bước 3 – Phun PU Foam phủ đều lên bề mặt công trình
Sau khi chuẩn bị đầy đủ vật tư, máy móc và hoàn thành việc vệ sinh bề mặt, đội ngũ thợ sẽ tiến hành phun PU Foam phủ đều lên toàn bộ bề mặt công trình. Theo tiêu chuẩn kỹ thuật, độ dày của lớp phủ PU Foam nên dao động trong khoảng 25mm – 40mm và được phun đều. Độ dày PU Foam càng cao thì khả năng chống nóng càng tốt. Lớp foam có thể phun trên hoặc dưới mái tôn.
- Bước 4 – Phun phủ lớp sơn Topcoat hoàn thiện
Lớp sơn Topcoat này sẽ giúp bảo vệ PU Foam khỏi các tia UV giúp nâng cao tuổi thọ của lớp PU Foam. Độ dày của lớp sơn nên đảm bảo từ 1.5mm – 2mm.
Xem thêm: BÁO GIÁ PHUN PU FOAM CHỐNG NÓNG HIỆU QUẢ NHẤT 2023
Sử dụng tấm cách nhiệt làm vật liệu cách nhiệt cho mái tôn
Hiện nay, chúng ta thấy không thiếu các loại vật liệu được sử dụng làm tấm cách nhiệt cho mái tôn. Tuy nhiên, dưới đây là 3 loại vật liệu cách nhiệt mái tôn được nhiều người ưa dùng nhất.
Tấm cách nhiệt Takani
Tấm cách nhiệt Takani là loại vật liệu mái cách nhiệt của Nhật Bản với khả năng chống nóng khá tốt.
Ưu điểm
Tấm cách nhiệt Takani có những ưu điểm hơn so với tấm cách nhiệt thông thường như sau:
- Khả năng chống nóng hiệu quả
So với các dòng vật liệu truyền thống hiện nay, sản phẩm có lớp lõi PIR với hệ số dẫn nhiệt thấp nhất chỉ 0.0182W/m.K. Nhờ đó chi phí điện năng tiêu thụ được tiết kiệm đến 35%.
- Khả năng chống thấm tốt
Với cấu trúc ô kín không tan trong nước, sản phẩm có độ hấp thụ nước và hơi nước thấp, giúp bảo vệ công trình.
- Độ bám dính tốt
Sản phẩm có khả năng bám dính hoàn hảo với lớp sơn bả.
- Tuổi thọ cao
Sản phẩm có chất liệu lõi PIR được thí nghiệm tại phòng Test DIN cho kết quả sản phẩm giữ tuổi thọ trên 50 năm.
- Tính cơ lý tốt
Tấm cách nhiệt Takani là vật liệu đẳng nhiệt nên giúp ổn định bề mặt phần mái trần không bị biến dạng cơ lý khi nhiệt độ môi trường thay đổi.
- Trọng lượng nhẹ
Nhờ trọng lượng nhẹ, chỉ 1.2 – 2.4kg/m² tùy theo độ dày từng loại nên dễ dàng cắt xén, vận chuyển thuận tiện, thi công dễ dàng và nhanh chóng.
- Khả năng chống cháy cao.
- Khả năng cách âm tốt
Sản phẩm có khả năng cách âm từ 23,08dB.
- Chống biến dạng, độ bền cao
Độ bền nén của tấm Takani > 140,978kN/m2 nên sau khi sử dụng 50 năm vẫn duy trì tốt tỷ suất truyền nhiệt cũng như độ bền vững cho công trình.
- Thân thiện với môi trường, không chứa chất gây hại
Với chất liệu an toàn, nên không ảnh hưởng tới con người và thiên nhiên.
Nhược điểm
Đây là loại vật liệu mới, tiên tiến nên giá thành sẽ cao hơn cho với loại vật liệu thông thường.
Cách thức thi công
Quy trình thi công tấm cách nhiệt Takani như sau:
- Bước 1: Lắp dựng khung xương. Có thể sử dụng khung xương trần thả sẵn có trên thị trường (tăng đơ và khung treo,…) do tấm Takani có trọng lượng nhẹ nên có thể giảm lược phần khung xương không cần thiết theo khoảng cách và khổ của Takani, hoặc khung xương tự thiết kế theo thực tế công trình.
- Bước 2: Định vị tấm Takani lên khung xương bằng vít tự khoan và keo dính sắt.
- Bước 3: Xử lý các mối nối giữa các tấm Takani bằng băng dính lưới và bột bả.
- Bước 4: Bỏ toàn bộ bề mặt Takani (hoặc lăn/phun sơn trực tiếp lên bề mặt Takani).
- Bước 5: Lăn/phun sơn hoàn thiện lên bề mặt trần Takani hoặc bằng các cách khác phù hợp.
Túi khí chống nóng, cách nhiệt
Túi khí chống nóng, cách nhiệt cũng là một trong những giải pháp cách nhiệt mái tôn được sử dụng khá nhiều hiện nay.
Ưu điểm
Sau đây là ưu điểm của loại túi khí này:
- Khả năng phản xạ ánh sáng tốt.
- Ngăn bức xạ nhiệt vào mùa hè và hấp thụ nhiệt vào mùa đông.
- Giá thành rẻ.
- Việc thi công lắp đặt cũng dễ dàng.
- An toàn cho sức khỏe của khách hàng và thân thiện với môi trường.
Nhược điểm
Loại túi khí này có nhược điểm như sau:
- Khả năng cách nhiệt, chống nóng chưa cao.
- Tuổi thọ của sản phẩm thấp, sau một thời gian lớp keo sẽ bị bong hoặc do tác động vô tình bên ngoài sẽ khiến bề mặt túi khí bị bong ra hoặc bị rách.
- Dễ bị bám bẩn.
Cách thức thi công
Thi công loại vật liệu cách nhiệt này cũng rất đơn giản và không tốn nhiều thời gian.
- Bước 1: Vệ sinh xà gồ và biên.
- Bước 2: Đặt tấm tôn lên trên túi khí cách nhiệt và cố định lại bằng đinh vít.
- Bước 3: Sau đó dán băng keo hai mặt lên dọc theo mép túi cách nhiệt để liên kết với tấm kế tiếp qua cách chồng mí 5cm.
Tấm panel cách nhiệt
Tấm panel cách nhiệt được ứng dụng phổ biến trên thị trường hiện nay, đặc biệt là các khu kho xưởng, nhà máy sản xuất. Cấu tạo của tấm panel cách nhiệt được thiết kế gồm 3 lớp: tôn lạnh – tôn xốp – tôn lạnh. Hai lớp tôn lạnh bên ngoài cùng được mạ kẽm giúp cách nhiệt, ngoài ra còn mang lại tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm.
Ưu điểm
Tấm panel cách nhiệt có những ưu điểm như sau:
- Có nhiều màu sắc đa dạng, khả năng chịu lực tốt và độ bền cao.
- Việc thi công lắp ráp nhanh chóng, đơn giản.
- Giá thành rẻ.
- Vì không chứa hóa chất độc hại nên an toàn cho sức khỏe con người.
Nhược điểm
Panel cách nhiệt có những nhược điểm sau:
- Khả năng chống nóng chưa được như mong đợi.
- Việc cắt xén chưa được linh hoạt vì tôn khá cứng.
- Khả năng chống nước chưa được cao.
Cách thức thi công
Quy trình lắp đặt tấm panel như sau:
- Bước 1: Đánh dấu vị trí cần lắp đặt.
- Bước 2: Lắp đặt các thanh ngang để cố định.
- Bước 3: Lắp đặt các tấm panel lên trên mái.
Vật liệu cách nhiệt cho mái tôn bằng mút xốp
Các loại mút xốp cũng được sử dụng khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Chúng có khá thành khá rẻ, nên rất phù hợp với những kho xưởng có diện tích nhỏ với công dụng chứa đồ đạc. Có hai xốp được sử dụng phổ biến nhất là xốp XPS và PE OPP.
Xốp chống nóng XPS
Ưu điểm
Những ưu điểm của loại vật liệu cách nhiệt này phải kể đến như sau:
- Trọng lượng nhẹ, dễ dàng trong di chuyển, thi công và lắp đặt sản phẩm.
- Chống thấm nước tốt.
- Chống nóng mùa hè và cảm lạnh vào mùa đông. Điều này giúp mang lại không khí trong lành nhất cho không gian sống.
- Giá thành rẻ, không cần phải bảo trì trong quá trình sử dụng.
Nhược điểm
Nhược điểm của loại vật liệu này là tính thẩm mỹ không cao. Bề mặt thi công có thể bị gồ ghề, do đó nước và hơi nước có thể sẽ luồn qua các khe kẽ của tấm.
Cách thức thi công
Có 2 cách thi công xốp chống nóng XPS như sau.
Cách 1: Chống nóng mái tôn còn mới
- Bước 1: Đặt xốp XPS lên trên xà gồ.
- Bước 2: Đặt mái tôn lên trên xốp XPS sau đó bắn vít chuyên dụng.
Cách 2: Chống nóng mái tôn đã và đang sử dụng
- Bước 1: Vệ sinh mặt bằng mái tôn cũ sau đó đặt xốp XPS lên bề mặt mái tôn cũ.
- Bước 2: Phủ thêm tôn một lớp lên trên lớp xốp vừa được đặt trước đó và liên kết bằng vít chuyên dụng vào hệ xà gồ.
Xốp cách nhiệt PE OPP
Ưu điểm
Vật liệu mái cách nhiệt này có ưu điểm sau:
- Chỉ số dẫn nhiệt thấp.
- Giá thành rẻ.
- Trọng lượng nhẹ, dễ dàng vận chuyển và lắp đặt.
- Sản phẩm có tuổi thọ cao, có thể sử dụng lâu bền.
Nhược điểm
- Tính thẩm mỹ không cao.
- Dễ cháy và dễ bị biến dạng.
- Khả năng cách nhiệt không cao.
Cách thức thi công
Cách thức thi công của xốp PE OPP cách nhiệt như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị bản vẽ sơ lược, vật liệu cũng như các thiết bị thi công chống nóng.
- Bước 2: Kiểm định lại các khu vực cần thi công chống nóng của nhà xưởng.
- Bước 3: Tiến hành ốp xốp PE OPP bên dưới mái tôn.
- Bước 4: Dùng keo silicon phủ các đầu vít để gia cố lại toàn bộ công trình.
- Bước 5: Vệ sinh phần mái sau thi công.
- Bước 6: Kiểm định, nghiệm thu toàn bộ công trình sau thi công chống nóng.
Vật liệu cách nhiệt cho mái tôn bằng bông bảo ôn
Ngoài những tấm cách nhiệt và xốp cách nhiệt kể trên, các loại bông làm vật liệu cách nhiệt mái tôn cũng rất được ưa chuộng. Sau đây là 2 loại bông phổ biến.
Bông khoáng Rockwool
Ưu điểm
Loại bông khoáng này có những ưu điểm sau:
- Vì được làm từ đá bazan và đá sỉ, chế tạo qua quá trình nung chảy tạo thành sản phẩm nên Rockwool có khả năng cách nhiệt lên đến 800 độ.
- Ngoài ra, sản phẩm còn có khả năng cách âm rất tốt.
- Độ bền từ 15 đến 20 năm.
- Giá thành rẻ.
- Giúp tiết kiệm điện năng.
Nhược điểm
Vì sợi bông khoáng chống cháy Rockwool khá cứng và mảnh nên khi thi công dễ bị đâm vào da khi tiếp xúc trực tiếp, có thể gây nổi mẩn ngứa.
Cách thức thi công
Cách thi công loại vật liệu cách nhiệt mái tôn này vô cùng đơn giản và nhanh gọn. Có 2 cách như sau:
- Cách 1: Trải một lớp tôn mỏng lên xà gồ sau đó phủ lớp bông khoáng Rockwool lên và sau đó chồng tiếp một lớp tôn lên và cố định bằng đinh vít.
- Cách 2: Sau khi đã hoàn thành thi công mái tôn, bạn có thể làm khung trần nhà bằng ốp gỗ dán hoặc thạch cao sau đó phủ lớp bông khoáng lên trần nhà.
Bông thủy tinh Glasswool
Ưu điểm
- Khả năng chịu nhiệt cao ( từ -4 đến 120 độ C).
- Khả năng chống ăn mòn theo thời gian tốt, không gây mùi và kháng nấm mốc, kháng khuẩn. Ngoài ra, sản phẩm còn có khả năng hút ẩm lên đến 98%.
- Thời gian thi công nhanh và dễ dàng, tiết kiệm chi phí.
Nhược điểm
Nhược điểm của việc sử dụng vật liệu chống nóng cho mái tôn bằng bông thủy tinh Glasswool là dễ dàng gây ra bụi, dễ bay vào mắt hoặc bám vào da gây ngứa ngáy.
Cách thức thi công
Cách thức thi công của loại bông này cũng đơn giản, nhanh gọn giống như bông khoáng Glasswool.
Các loại vật liệu cách nhiệt cho mái tôn khác
Ngoài các tấm cách nhiệt, xốp hay bông cách nhiệt thì vẫn còn một số loại vật liệu cách nhiệt được dùng như trần thạch cao và sơn cách nhiệt.
Trần thạch cao
Ưu điểm
Trần thạch cao có những ưu điểm như sau:
- Đa dạng mẫu mã và mang tính thẩm mỹ cao.
- Vì có đặc tính nhẹ với công nghệ tạo bọt hiện đại nên thạch cao không bắt lửa, không sinh khói bụi.
- Ngoài cách nhiệt ra, thạch cao còn rất bền, mát, cách âm cũng như không bị nấm mốc.
Nhược điểm
Trần thạch cao có 2 loại: trần nổi và trần chìm. Hai loại này có những nhược điểm như sau:
- Nhược điểm của trần nổi là tính thẩm mỹ không cao bằng trần chìm.
- Nhược điểm của trần chìm là không thể sửa từng tấm nếu trần hỏng hoặc ố màu mà phải gỡ nguyên trần để sửa nhà.
Cách thức thi công
Có 2 cách thức thi công trần thạch cao nổi và thi công trần thạch cao chìm như dưới đây.
Về cách thức thi công trần thạch cao chìm:
- Bước 1: Xác định độ cao của trần.
- Bước 2: Lắp và cố định thành viền tường.
- Bước 3: Phân bố và chia khoảng trần.
- Bước 4: Treo ty.
- Bước 5: Lắp đặt thanh chính. Sau đó lắp các thanh phụ.
- Bước 6: Lắp đặt tấm thạch cao.
- Bước 7: Cuối cùng là phủ kín mối nối.
Về cách thức thi công trần thạch cao nổi:
- Bước 1: Xác định độ cao và vị trí lên khung xương đầu tiên sau đó định vị V sơn viền tường và ty treo thanh chính.
- Bước 2: Lắp đặt thanh chính và phụ liên kết với nhau qua mắt cắt liên kết của thanh xương trần thả.
- Bước 3: Cắt bỏ đầu ngầm T 1.2m và gác (kê) lên V sơn viền tường hàng đầu tiên.
- Bước 4: Căn chỉnh khung xương sao cho vuông góc với nhau và cột trần phải phẳng.
- Bước 5: Thả tấm lên khung xương đã định sẵn.
Sơn cách nhiệt
Ưu điểm
Sơn cách nhiệt có những ưu điểm vượt trội sau đây:
- Giá thành tốt, đa dạng tùy loại sơn.
- Việc thi công tiện lợi, dễ dàng và nhanh chóng.
- Không tốn chi phí để duy trì cũng như bảo dưỡng vì sơn cách nhiệt chống gỉ, sét và giúp tăng tuổi thọ của mái tôn.
- Sơn có khả năng kháng được hóa chất và kháng nước cao.
- Ngoài ra, mái tôn dùng sơn chống nóng còn có tác dụng làm giảm được tiếng ồn.
- Khả năng chống nóng: Hiệu quả của sản phẩm phụ thuộc vào độ dày của lớp sơn. Độ dày càng cao, hiệu quả đem lại cũng tương xứng. Qua 2 lớp phủ sơn, nhiệt độ có thể giảm lên đến 10-12°C.
Nhược điểm
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, sơn cách nhiệt vẫn có một số nhược điểm như sau:
- Không phải loại sơn chống nóng nào cũng có khả năng chống thấm.
- Khả năng cách nhiệt của sơn không cao, sau 2-3 năm cần phải sơn lại.
- Một số loại sơn chống nóng đôi khi có giá thành rất cao, có thể lên tới 3.000.000 – 3.500.000 VNĐ/thùng 17 lít. Trong khi đó, giá sơn chống nóng trung bình dao động trong khoảng 1.000.000 – 1.500.000 VNĐ/thùng 17 lít.
Cách thức thi công
Sơn cách nhiệt có cách thi công nhanh gọn như sau:
- Bước 1: Xử lý và làm sạch bề mặt cần thi công.
- Bước 2: Thi công sơn lót.
- Bước 3: Sơn phủ lớp 1.
- Bước 4: Chỉnh sửa lại những khu vực chưa được đều màu.
- Bước 5: Sơn phủ lớp 2.
Giải pháp chống nóng mái tôn nào đạt hiệu quả tốt nhất hiện nay?
Trong các loại vật liệu chống nóng mái tôn hiện nay thì phun PU Foam là giải pháp mang lại hiệu quả chống nóng tuyệt đối.
Giải pháp đã được các đơn vị tổng thầu, chủ đầu tư đánh giá cao về mặt chất lượng và hiệu quả đạt được. Polyme Ngọc Diệp đã ứng dụng công nghệ này ở các công trình kho xưởng, nhà máy sản xuất, xí nghiệp lớn, nhỏ trên cả nước.
Giải pháp không chỉ giải quyết vấn đề nóng bức do nhiệt của mái tôn hấp thụ mà còn giúp giảm tiếng ồn, tăng tuổi thọ và giúp bảo vệ mái bởi thời tiết.
Với hệ thống máy móc tiên tiến, hiện đại và với đội ngũ nhân nhiệt tình với trình độ chuyên môn cao, Polyme Ngọc Diệp tự tin sẽ cung cấp dịch vụ phun PU Foam cách nhiệt cho mái tôn chất lượng và đạt hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là top 11 vật liệu cách nhiệt cho mái tôn hiệu quả hiện nay. Nếu bạn có nhu cầu thi công dịch vụ phun PU Foam cách nhiệt, chống cháy, chống nóng, hãy liên hệ Polyme Ngọc Diệp theo hotline 0934.333.490 để được tư vấn nhiệt tình và chính xác nhất.