Chống nóng tường nhà đang là một hạng mục đang được rất nhiều chủ đầu tư, tổng thầu quan tâm. Đặc biệt sự biến đổi khí hậu đã đẩy nhiệt độ và độ ẩm “vượt quá giới hạn của con người”, nếu không có giải pháp chống nóng hợp lý, không gian trong nhà sẽ trở nên nóng bức, khó chịu. Trong bài viết dưới đây, Polyme Ngọc Diệp sẽ chia sẻ các giải pháp chống nóng tường nhà cho công trình xây mới và cần cải tạo. Ngoài ra chúng tôi sẽ so sánh thêm về ưu, nhược điểm của từng giải pháp để bạn có thể lựa chọn phương án thi công phù hợp với công trình của mình.
Chống nóng tường nhà cho công trình xây mới
Việc thi công chống nóng tường ngay từ giai đoạn xây dựng là một phương án thông minh. Điều này không chỉ giúp mọi thành viên không phải trải qua những ngày tháng nóng bức khó chịu của ngày hè, do ngôi nhà đã được bảo vệ toàn diện. Mà còn giúp tối ưu được chi phí thi công, phương án thi công cũng đơn giản hơn rất nhiều.
Xốp EPS có già thành rẻ nhưng hiệu quả cách nhiệt thấp
Trên thị trường hiện nay thường sử dụng tấm xốp cho vào giữa tường 20 để tạo thành 01 lớp cách nhiệt ngăn cách bức tường ngoài và trong. 03 dòng vật liệu được sử dụng phổ biến đó là: tấm EPS, XPS và tấm PIR/PU (hay còn gọi là tấm cách nhiệt Takani). Nếu so sánh về hiệu quả cách nhiệt thì tấm PIR/PU có khả năng chống nóng tốt nhất, tiếp đến là xốp XPS, cuối cùng là tấm EPS (đánh giá dựa theo hệ số dẫn nhiệt):
- Xốp EPS (0.039 Kcal/m.h.⁰C) < Xốp XPS (0.028 Kcal/m.h.⁰C) < Tấm Takani (0.0182 Kcal/m.h.⁰C)
Để 2 dòng sản phẩm EPS và XPS đạt được khả năng cách nhiệt tốt, đơn vị sản xuất sẽ phải đẩy tỷ trọng lên cao, điều này đồng nghĩa với việc giá thành sản phẩm rất cao. Để bạn hiểu rõ, chúng tôi sẽ so sánh độ phân nhiệt theo độ dày của sản phẩm, trong điều kiện các sản phẩm cùng tỷ trọng:
- Tấm PIR/PU dày 5cm đạt hiệu quả tương đương với tấm xốp XPS dày 12 cm và xốp EPS dày 18cm. (5cm tấm PIR/PU = 12cm tấm XPS = 18cm EPS)
Do đó hiện nay, để tăng độ cứng, tỷ trọng của xốp XPS lên cao hơn, nhiều đơn vị sản xuất đã sử dụng thêm bột đá cho vào sản phẩm. Việc này khiến khả năng cách nhiệt của nó giảm đi rất nhiều.
Sử dụng tấm cách nhiệt cho vào giữa tường đã được ứng dụng khá nhiều, tuy nhiên đây chưa phải là giải pháp chống nóng tường vượt trội nhất. Vì khi cho các tấm cách nhiệt vào giữa tường 20 sẽ xuất hiện các khe hở (đoạn nối giữa các tấm). Chính các khe hở này là nguyên nhân dẫn tới nhiệt lượng xâm nhập vào bức tường bên trong. Từ đó khiến không khí trong nhà bị nóng lên.
Giải pháp cho tấm cách nhiệt vào giữa tường sẽ tạo thành các khe hở khiến nhiệt lượng xâm nhập vào bên trong
Do đó, Polyme ngọc Diệp đã phát triển giải pháp bơm PU Foam trực tiếp vào giữa khe tường 20 với độ dày 20mm đảm bảo 05 yếu tố: HIỆU QUẢ – MỎNG – BỀN – ĐƠN GIẢN – RẺ.
Bơm PU Foam trực tiếp vào khe tường để tạo thành lớp cách nhiệt liền mạch, không mối nối, khe kẽ
Lớp bọt xốp nở đều, điền đầy các khe hở giữa 2 tường
Giải pháp này sẽ tạo một lớp cách nhiệt PU Foam liền mạch, không mối nối, khe kẽ, khiến nhiệt lượng không thể xâm nhập vào bên trong. Ngoài ra, các nguyên liệu được Polyme Ngọc Diệp sử dụng đạt tỷ trọng cao, độ nở tốt, giúp điền đầy các khe kẽ.
Giải pháp thi công đơn giản, giá thành rẻ
Giải pháp phù hợp cho những bức tường có độ cong, vòm
Công nghệ bơm PU Foam đảm bảo 5 yếu tố cần thiết khi thi công chống nóng tường nhà:
- Độ dày vật liệu mỏng nhất để đỡ tốn diện tích đất: Chỉ với lớp bọt xốp 2cm đã đảm bảo được hiệu quả cách nhiệt tuyệt đối
- Hiệu quả cách nhiệt tốt nhất
- Độ bền vật liệu cao nhất: Tuổi thọ đạt > 50 năm
- Cách thức thi công đơn giản nhất
- Đơn giá thi công rẻ nhất
Polyme Ngọc Diệp cam kết hiệu quả chống nóng tuyệt đối
Giải pháp đã được ứng dụng phổ biến ở các công trình xây dựng hiện đại ngày nay
Giải pháp bơm PU Foam vào giữa tường 20 sẽ giúp giải quyết triệt để những vấn đề do các loại tấm chống nóng thường gặp phải.
=> Xem thêm Bảng thông số kỹ thuật của 02 giải pháp
Cải tạo chống nóng tường nhà
Thời tiết nắng nóng khiến nhiều chủ đầu tư, nhà thầu “giật mình” khi thừa nhận, họ chưa thực sự quan tâm đến yếu tố chống nóng cho ngôi nhà của mình. Thực tế cho thấy, khi làm nhà hoặc xây dựng các công trình, thường gia chủ hoặc các chủ đầu tư chỉ quan tâm đến kiến trúc, hình dáng bên ngoài mà “quên” mất các yếu tố tạo không gian sống dễ chịu cho ngôi nhà của mình.
Do đó, ngôi nhà sau khi đi vào hoạt động một thời gian sẽ gặp tình trạng nóng bức khó chịu, do bức tường hấp thụ nhiệt lượng từ sáng cho tới chiều và om nhiệt đến tận đêm khuya, đặc biệt là các bức tường hướng Tây. Nhiều gia chủ sử dụng lưới, sơn chống nóng cũng không mang lại hiệu quả cao.
Những công trình chưa sử dụng giải pháp chống nóng tường ngay từ giai đoạn xây dựng sẽ gặp tình trạng nóng bức, khó chịu vào ngày hè
Thay vào đó, trên thị trường hiện nay nổi bật với 02 giải pháp đó là lắp đặt tấm cách nhiệt Takani và phun bọt xốp PU Foam lên trực tiếp bề mặt tường. 02 giải pháp đều được đánh giá cao về hiệu quả.
- Tấm cách nhiệt Takani: Sản phẩm được làm bằng chất liệu PU có khả năng Cách nhiệt – Kháng cháy tốt. Chỉ với độ dày tấm là 2cm, sản phẩm đã mang lại hiệu quả chống nóng tuyệt đối. Sản phẩm sẽ được lắp đặt bằng cách khoan thẳng vào tường.
Tấm Takani được khoan trực tiếp vào bề mặt tường
- Phun PU Foam: Cũng làm từ chất liệu PU tỷ trọng cao với tỷ lệ ô kín đạt > 90% cho hiệu quả Cách nhiệt tuyệt đối. Lớp bọt xốp PU Foam sẽ được phun trực tiếp lên bề mặt tường để tạo thành 1 lớp cách nhiệt liền mạch, không mối nối, khe kẽ.
Lớp bọt xốp PU Foam được phun trực tiếp lên bề mặt tường
Mỗi biện pháp thi công đều có ưu và nhược điểm riêng. Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về 2 giải pháp thi công này:
Sử dụng tấm chống nóng tường | Phun PU Foam chống nóng tường | |
Tính thẩm mỹ | Thẩm mỹ tốt hơn vì tạo bề mặt bằng phẳng | thẩm mỹ chưa cao vì bề mặt hơi bị gồ ghề |
Giá thành | Cao hơn | Tốt hơn, tối ưu về mặt kinh tế |
Hiệu quả | Cao | Cao |
Độ bền | Cao | Cao |
Biện pháp thi công | Phải khoan vào tường gây ra tình trạng thấm tường sau này | Bảo vệ bề mặt tường vì không cần khoan đục |
Nhìn chung, dù là cải tạo hay xây mới, chủ đầu tư, tổng thầu nên có phương án chống nóng cho bức tường. Đặc biệt là khu vực miền Bắc, vì khí hậu miền Bắc ngoài những tháng hè nóng bức còn xuất hiện tình trạng mưa phùn và lạnh.
Chính sự chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài nhà (trong ấm ngoài lạnh) lâu ngày sẽ khiến lớp sơn nội thất bên trong bị phồng lên. Chính lớp cách nhiệt của tường sẽ khiến nhiệt độ trong và ngoài ngôi nhà không bị giao thoa, giúp tăng độ bền cho lớp sơn tường.
Hy vọng với những thông tin Polyme Ngọc Diệp cung cấp, bạn đã có thể lựa chọn cho mình 01 giải pháp thi công hợp lý, đáp ứng đủ 5 tiêu chí: Hiệu quả – Mỏng – Bền – Đơn giản – Rẻ mà công trình xây dựng nào cũng cần. Để hiểu thêm về các giải pháp chống nóng tường và giá thành thi công cho từng loại công trình, vui lòng liên hệ qua hotline: 0934.333.490 để được Polyme Ngọc Diệp hỗ trợ tư vấn, báo giá.