Tường gạch hoặc vách ngăn là nơi có bề mặt tiếp xúc và dễ bị ảnh hưởng bởi âm thanh. Để có một không gian yên tĩnh tách biệt với thế giới bên ngoài, bạn cần tìm hiểu những giải pháp cách âm trong lúc thi công xây dựng cho công trình của mình. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách làm tường cách âm hiệu quả cho nhà ở và các địa điểm giải trí như quán karaoke, Pub, phòng hát, …
Tường cách âm là gì? Chi tiết cấu tạo tường cách âm
Tường cách âm là tường được xây dựng với kết cấu hợp lý, tường sử dụng vật liệu cách âm chống ồn để ngăn chặn sự lan truyền của âm thanh, tạo ra không gian yên tĩnh. Âm thanh khi truyền qua tường cách âm sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với việc xây tường thông thường.
Cấu tạo của tường cách âm bao gồm bốn lớp. Lớp ngoài cùng là tường gạch, tiếp đến là xốp cách âm, lớp cao su non tiêu âm và cuối cùng là lớp ốp gỗ. Đây là cấu tạo cơ bản, bạn có thể lựa chọn những loại nguyên liệu phù hợp hơn.
Công dụng của tường cách âm
Với những công trình hiện đại, tường cách âm là tiêu chí hàng đầu cần được chú trọng khi xây dựng. Tùy từng loại công trình, tường cách âm sẽ có những công dụng riêng nhất định.
Đối với nhà ở thông thường hoặc các căn hộ chung cư
Nhà ở thông thường hay căn hộ chung cư được xây dựng với tường gạch truyền thống. Tường gạch này chỉ đáp ứng được mục đích chia không gian mà chưa có khả năng cách âm.
Tường cách âm sẽ giúp không gian sống của bạn hạn chế tối đa tiếng ồn bên ngoài, mang lại sự thoải mái, bình yên. Hơn thế, âm thanh từ ngôi nhà của bạn sẽ không làm phiền đến khu vực xung quanh. Bên cạnh yếu tố giảm âm, tiêu âm thì tường cách âm cũng giúp xử lý âm thanh, đảm bảo sự sinh động, chân thật của âm thanh bên trong căn nhà.
Giải pháp sử dụng tường cách âm nên được tiến hành từ giai đoạn đầu xây dựng công trình. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thi công thêm lớp cách âm cho tường ngay cả khi công trình đã được đi vào hoạt động.
Đối với các địa điểm giải trí (quán karaoke, rạp chiếu phim, quán bar,…)
Các địa điểm giải trí: quán karaoke, rạp chiếu phim, quán bar… sẽ có tần số âm thanh lớn và tần số rung động kèm theo do sóng âm gây ra.
Tường cách âm sử dụng cho những công trình này sẽ đảm bảo chất lượng âm thanh tốt nhất cho không gian bên trong. Đồng thời, chúng sẽ giúp hạn chế tối đa nhất việc nhiễu âm ra khu vực xung quanh. Việc xây dựng tường cách âm tại các công trình này cần được quan tâm trước khi thi công.
Cơ chế của việc xây tường cách âm
Tường cách âm thực chất là sử dụng chất liệu dẫn âm cho kết cấu xây dựng. Chất lượng cách âm được tính bằng sự chênh lệch decibel giữa âm thanh trước và sau khi xuyên qua vật liệu đó. Vật liệu cách âm càng tốt nghĩa là âm thanh đi ra càng nhỏ so với âm thanh đi vào.
Bài toán đặt ra là chọn loại vật liệu nào để cách âm tốt nhưng vẫn có kết cấu bền vững. Vì trên hết, chất lượng tổng thể của công trình cần được đặt lên hàng đầu.
Các vật liệu đáp ứng yêu cầu trên được sử dụng phổ biến như: gạch không lỗ, bê tông, thạch cao… Chúng có đặc tính cứng, không bị rỗng bên trong đồng thời ngăn chặn tiếng ồn rất tốt.
Cách làm tường cách âm cho các căn hộ chung cư hoặc nhà ở thông thường
Để tạo cho mình không gian sống yên tĩnh thoải mái, tránh mọi tiếng ồn từ bên ngoài, đồng thời cũng hạn chế âm thanh bên trong bị lọt ra ngoài thì người ta tìm đến các giải pháp xử lý âm học, giúp vách ngăn hoặc tường cách âm hiệu quả.
Tại sao cần cách âm cho phòng ngủ?
Các loại tường gạch truyền thống hiện nay hay vách ngăn lắp ghép chỉ đáp ứng được mục đích ngăn chia không gian, mà chưa đảm bảo được đa số những tường cách âm yêu cầu cao.
Do đó căn phòng chưa được xử lý âm thanh, khiến tiếng ồn bên ngoài ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt trong nhà, trong phòng. Đặc biệt khu bạn sống gần chợ, trung tâm thương mại, ngoài mặt đường lớn, bị tra tấn bởi tiếng động cơ và tiếng còi xe.
Để giải quyết vấn đề này, các gia chủ thường lựa chọn các dòng vật liệu cách âm cho tường phòng như: vinyl, thạch cao, cao su lưu hóa, tấm duraflex, bông khoáng rockwool.
Giải pháp cách âm cho căn phòng nên đưa được đưa vào trong bản thiết kế ngay từ giai đoạn đầu xây dựng công trình. Tuy nhiên, khi “mọi sự đã xong”, tức là công trình đi vào hoạt động rồi, bạn vẫn có thể thi công thêm lớp cách âm cho tường phòng. Việc này không làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của gia đình.
Hướng dẫn thi công cách âm tường cho phòng tiêu chuẩn
Dưới đây là cách thi công tường cách âm đúng kỹ thuật cho một căn phòng tiêu chuẩn (phòng ngủ gia đình, phòng có diện tích lớn) :
- Bước 1
Đầu tiên trải một lớp cao su lưu hóa có độ dày 15mm, 25mm, 50mm, độ dày phụ thuộc tùy theo công trình.
- Bước 2
Tiếp theo sẽ phủ một lớp bông khoáng rockwool cách âm (ngoài khả năng cách âm, bông khoáng rockwool còn có khả năng cách nhiệt, giúp căn phòng luôn mát mẻ cũng như bảo ôn tốt lưu lượng không khí lạnh vào mùa hè.
- Bước 3
Tải kín một lớp cao su non giảm chấn độ dày từ từ 5mm tới 30mm.
- Bước 4
Dùng lớp túi khí để làm kín âm thanh không lọt ra ngoài.
- Bước 5
Tạo khung xương thạch cao, dựng vách dày 8 phân, tính theo quy cách của khung xương.
- Bước 6
Sau cùng sử dụng tấm vách thạch cao hoặc tấm duraflex bắn phủ kín bề mặt thi công và bít các khe hở để hoàn thiện tường cách âm.
Xem thêm: BÁO GIÁ CHI PHÍ LÀM PHÒNG CÁCH ÂM MỚI NHẤT 2022-2023
Với phương pháp thi công này, chi tiết cấu tạo tường cách âm cần được đặc biệt chú ý để căn phòng được cách âm hoàn hảo. Tuy nhiên nếu căn phòng có diện tích nhỏ hơn, bạn có thể sử dụng các phương pháp cách âm cơ bản dưới đây.
Hướng dẫn cách âm tường cho phòng có diện tích nhỏ
Với những căn phòng có diện tích nhỏ như phòng trọ, phòng ngủ nhỏ thì có thể áp dụng cách dán cách âm tường như sau:
- Bước 1
Đo, cắt tấm cao su non/ mút trứng tiêu âm theo kích cỡ của tường hoặc vách ngăn cần xử lý cách âm.
- Bước 2
Ở giữa 2 tấm vách ngăn hoặc 2 tấm tường, bạn đóng đinh cố định các tấm cao su non/ mút trứng tiêu âm.
- Bước 3
Sử dụng furring trip để thi công tường cách âm.
- Bước 4
Lắp đặt các tấm cao su non vào giữa các bức vách ngăn hoặc tường với furring trip.
- Bước 5
Cuối cùng, bít các khe hở là các bạn đã hoàn thiện tường cách âm.
Trên đây là những kỹ thuật thi công tường cách âm tối ưu nhất cả về chi phí lẫn diện tích cho căn phòng. Trên thị trường hiện nay có giới thiệu một số loại keo dán cách âm, tuy nhiên hiệu quả mang lại thật sự không cao.
Cách làm tường cách âm cho các địa điểm giải trí như quán karaoke, quán Bar, Pub,…
Các địa điểm giải trí như quán karaoke, rạp chiếu phim, quán Bar… thường sẽ có tần số âm thanh lớn và kèm theo những rung động do sóng âm gây ra.
Để hạn chế nhiễu âm từ những công trình này lọt ra bên ngoài, gây ảnh hưởng đến những người sống tại các khu vực xung quanh, đồng thời đảm bảo chất lượng âm thanh tốt nhất cho không gian bên trong thì viêc thi công tường cách âm cần được quan tâm ngay trong giai đoạn thiết kế công trình.
Đặc biệt việc lựa chọn vật liệu thi công cho dạng công trình này phải là những dòng vật liệu có khả năng cách âm tốt nhất và đảm bảo khả năng chống cháy nổ cao.
Tại sao cần chọn vật liệu thi công quán Karaoke đảm bảo khả năng cách âm đồng thời chống cháy cao?
Phòng cháy chữa cháy trong thi công quán Karaoke, Pub, phòng hát là yêu cầu cực kỳ quan trọng. Đặc biệt sau khi xảy ra rất nhiều vụ cháy lớn ở các địa điểm giải trí này, yêu cầu quản lý về PCCC ngày càng khắt khe và nghiêm ngặt hơn.
Do đó để cơ sở kinh doanh karaoke của mình hoạt động hiệu quả nhất, ngoài việc thi công đúng kỹ thuật để giảm thiểu tối đa khả năng cháy nổ, các quán phải có lối thoát hiểm đạt chuẩn thì việc lựa chọn vật liệu thi công cách âm tốt và chống cháy là điều rất cần thiết.
Phương pháp làm tường cách âm hiệu quả cho các địa điểm giải trí
Chất liệu PU Foam Opencell vừa có khả năng cách âm vừa có tính chống cháy cấp B2 đáp ứng yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước về PCCC.
- Bước 1
Trải một lớp cao su lưu hóa có độ dày 10mm lên bề mặt tường để làm tường cách âm cách nhiệt.
- Bước 2
Sau khi tạo khung xương thép hộp thép, phun một lớp PU Foam open cell SPU – 1801B2 có độ dày từ 10 – 12cm (trong trường hợp có lớp cao su lưu hóa chỉ cần phun độ dày 10cm hoặc bạn có thể bỏ lớp cao su lưu hóa và phun PU Foam trực tiếp vào bề mặt tường với độ dày 12cm).
Dòng vật liệu này không chỉ có khả năng triệt tiêu âm thanh mà còn có tính chống cháy cấp B2 đáp ứng yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước về PCCC.
- Bước 3
Dùng lớp túi khí ép vào bề mặt xương hộp thép để làm phẳng bề mặt.
- Bước 4
Ép gỗ dán công nghiệp có độ dày 9mm hoặc 12mm lên lớp túi khí và liên kết với xương thép bằng vít thép.
- Bước 5
Trang trí lại tường theo phong cách quán của chủ đầu tư.
Xem thêm:
Tại sao nên thay thế hoàn toàn bông khoáng thành chất liệu PU Foam?
Bởi vì khả năng cách âm của bông khoáng thấp hơn nhiều so với PU Foam. Ngoài ra thi công bông khoáng khá cứng và mảnh dễ đâm vào da khi tiếp xúc trực tiếp gây nên hiện tượng mẩn ngứa kích ứng da. Do đó sản phẩm này không thiên thiện và an toàn với con người.
Chất liệu PU Foam thì ngược lại. Đây là sản phẩm trơ về mặt hóa học nên rất thân thiện với môi trường và con người. Bên cạnh đó, nó còn có nhiều ưu điểm vượt trội phải kể đến đó là:
- Nhờ cấu trúc open cell (ô mở)
Dẫn đến âm thanh phải chuyển hướng liên tục theo đường zíc zắc giúp Foam Pu có hệ số cách âm lớn nhất so với các tổ hợp cách âm truyền thống trên thị trường, hệ số cách âm tới 23dB (thí nghiệm vật liệu do Bộ xây dựng tiến hành).
- Khả năng cách nhiệt vượt trội
Độ dẫn nhiệt λ cực thấp ~ 0,035 [W / (m · K)] bằng 2,5% – 7% so với gạch nung là 0,5 – 1,4 [W / (m · K)]
- Sản phẩm có tính chống cháy cấp B2 (cấp chống cháy lan)
Đáp ứng triệt để yêu cầu chống cháy của vật liệu hoàn thiện, hơn hẳn so với gạch cách âm hay các loại vật liệu khác.
- Độ bám dính, khả năng điền đầy, làm kín bề mặt, khe kẽ tuyệt đối
Giúp giải quyết triệt để vấn đề lọt âm của các giải pháp truyền thống, ngăn ngừa ẩm mốc, phát tán mùi, vật chất nguy hại (như sợi bông thủy tinh, sợi bông khoáng, mùi hóa chất từ vật liệu sử dụng trong kết cấu, vật liệu hoàn thiện) ra không gian sử dụng và môi trường.
- Trọng lượng nhẹ:
Giảm tải trọng lên kết cấu chịu lực, giảm chi phí vật tư và thi công kết cấu chịu lực.
- Khả năng thi công linh hoạt:
Trên nhiều dạng bề mặt hay kết cấu phức tạp, chất liệu này vẫn có thể sử dụng một cách an toàn và hiệu quả.
- Khả năng chống chịu điều kiện thời tiết khắc nghiệt:
Khả năng chống lại sự ẩm mốc, chuột bọ, mối mọt cao.
- Độ bền tới 70 năm (thí nghiệm trên máy gia tốc của Đức).
- Sau phản ứng tạo thành chất trơ về mặt hóa học
An toàn cho người sử dụng, thân thiện với môi trường.
Giải pháp phun PU Foam opencell cách âm đã được sử dụng phổ biến ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, ÚC, Nhật Bản, Hàn Quốc, … Hiện nay tại Việt Nam, Polyme Ngọc Diệp – đã hợp tác với các đối tác nước ngoài và được chuyển giao công nghệ, kỹ thuật trực tiếp, để phát triển giải pháp phun PU Foam opencell cách âm hoàn hảo cho các công trình Karaoke, quán Bar, phòng hát, phòng họp, trường học, ….
Những lưu ý cần biết khi xây tường cách âm
Khi sử dụng tường cách âm, bạn cần lựa chọn phương pháp xây dựng phù hợp nhất. Hơn thế, trong quá trình xây dựng cũng cần lưu ý những điều sau đây.
Xây tường cách âm trong quá trình hoàn thiện công trình
Nếu mong muốn công trình có hiệu quả cách âm tốt nhất thì ngay từ đầu hãy xây dựng tường 20 với một khoảng trống ở giữa. Khoảng trống không gian được tạo ra có thể cản tiếng ồn.
Để công trình chắc chắn hơn và tăng thêm khả năng cách âm, bạn có thể sử dụng các vật liệu: bông chuyên dụng, cao su non,… lấp đầy khoảng trống giữa hai bức tường.
Ngoài ra bạn có thể xây tường 10 và thi công thêm lớp PU Foam cách âm với độ dày từ 10-12cm.
Xây tường cách âm sau khi công trình đã hoàn thiện
Sau khi công trình hoàn thiện mới phát sinh nhu cầu xây dựng tường cách âm thì vẫn có thể làm được. Bạn ốp thêm một lớp tường thạch cao hoặc ván gỗ bên ngoài. Khoảng không giữa tường ốp mới và tường cũ chèn thêm cao su non hoặc lớp xốp cách âm. Giải pháp này vẫn có thể mang lại hiệu quả cách âm đáng kể.
Một số lưu ý khác
Để đạt được hiệu quả cách âm tường nhà tốt nhất thì chúng ta cần lựa chọn vật liệu xây dựng tường có chất lượng. Đặc điểm cơ bản cần có của vật liệu này là chắc, đặc và không rỗng xốp bên trong. Vật liệu được chọn có năng lượng âm thanh phản xạ nhỏ.
Một số vật liệu phổ biến hiện nay: gạch không lỗ, tường thạch cao, ván ép có độ đặc cao, đá dạng phiến, các khối đúc lớn, thủy tinh hoặc những vật liệu cách âm đặc biệt như PU Foam.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý việc đảm bảo chất lượng bền vững, kể cả với công trình cách âm tường nhà đơn giản. Để đạt được hai điều đó, bạn có thể lựa chọn đơn vị thi công giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao là Polyme Ngọc Diệp.
Polyme Ngọc Diệp – Chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Cách nhiệt – Cách âm – Chống cháy lan tại Việt Nam. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng trên khắp mọi miền Tổ Quốc với chính xác bảo hành và cam kết chất lượng rõ ràng. Để được tư vấn làm tường cách âm giá bao nhiêu hay giải đáp tường cách âm giá bao nhiêu, quý khách vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ POLYME NGỌC DIỆP
Trụ Sở: Số 36 đường số 3 KDC An Trang, An Đồng, Huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng.
Điện thoại: 0225 35 31 479
Fax: 0225 35 31 472.
Chi nhánh Hà Nội: Ngõ 3 , Đê Đại Hà, xóm 10, Xã Yên Mỹ, Huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Điện thoại: 0246 294 9986
Hotline: 0934.333.490
Chi nhánh HCM: 2368/1B Quốc Lộ 1A, An Phú Đông, Quận 12, TP.HCM.
Điện thoại: 0287.309.6886
Hotline: 0934.333.490
Fanpage: Polyme Ngọc Diệp JSC