fbpx

THI CÔNG HỆ THỐNG CHILLER – “CỖ MÁY THẦN KỲ” CHO NGÀNH ĐIỆN LẠNH

Mỗi một công trình đều có kết cấu và tính năng riêng biệt, chính vì thế việc thi công hệ thống Chiller sẽ có những đặc điểm khác nhau tùy thuộc vào từng loại công trình. Hệ thống Chiller có một tầm quan trọng ngày nay, nó được sử dụng làm điều hòa trung tâm cho các khu chung cư, tòa nhà cao tầng, nhà máy, khu công nghiệp trên toàn thế giới. Tác dụng chính của nó là làm mát máy móc, nguyên vật liệu, thực phẩm, đồ đạc trong một không gian lớn tùy theo loại máy sử dụng.

Hệ thống Chiller giúp làm mát máy móc, nguyên vật liệu, thực phẩm, đồ đạc và thường được sử dụng làm điều hòa trung tâm cho các khu chung cư, tòa nhà cao tầng, nhà máy, khu công nghiệp.

Khi lắp đặt hệ thống Chiller cần phải chú ý tới rất nhiều yếu tố, nên để có thể thi công hoàn chỉnh cần có nhiều công đoạn khác nhau. Polyme Ngọc Diệp sẽ giúp các chủ đầu tư hiểu rõ hơn về các bước trước, trong và sau khi thi công lắp đặt hệ thống này.

Hệ thống Chiller được ứng dụng trong những lĩnh vực nào?

Chiller là loại máy phát sinh ra nguồn lạnh nhằm phục vụ từng mục đích của mỗi công ty, doanh nghiệp, nhà xưởng. Nó thường được lắp đặt cho nhà máy hoặc trung tâm thương mại và các công ty cần nước lạnh đúng nhiệt độ để phục vụ vào sản xuất. 

Những bộ phận của hệ thống chiller

Chiller sẽ được sản xuất nguyên cụm không tác rời. Một hệ thống Chiller sẽ bao gồm 5 phần cơ bản sau: 

Hệ thống Chiller gồm 5 phần cơ bản

  • Bộ phận Cụm máy lạnh chiller có nhiệm vụ giải nhiệt nước/ Bộ phận Cụm máy lạnh chiller có nhiệm vụ giải nhiệt gió (Tùy vào loại máy sử dụng)
  • Bộ phận Cụm máy lạnh chiller có nhiệm vụ giải nhiệt gió.
  • Bộ phận máy bơm nước lưu dẫn nước giải nhiệt tuần hoàn.
  • Bộ phận bình giãn nở.
  • Hệ thống bơm nước lạnh và xử lý nước.
  • Hệ thống dàn lạnh AHU, FCU…

Hệ thống Chiller thường được sản xuất nguyên cụm không tách rời và cần phải đạt chuẩn theo ARI.

Phân loại hệ thống Chiller

Mỗi loại công trình cụ thể phải đòi hỏi bộ phận kỹ sư thiết kế thật sự am hiểu về từng loại máy. Như thế mới có thể đưa ra được phương án thi công hệ thống Chiller hợp lý, tối ưu nhất.

Hiện nay có cách phân chia chính xác và đơn giản nhất là theo thiết bị ngưng tụ.

Người ta phân loại Chiller thành nhiều cách khác nhau như: 

  • Theo thiết bị hồi nhiệt (heat recovery).
  • Theo thiết bị ngưng tụ như giải nhiệt nước (water-cooled) hay giải nhiệt gió (Air-cooled). 
  • Theo loại lưu lượng qua bình bốc hơi không thay đổi hay thay đổi lưu lượng nước.

Tuy nhiên các phân chia chính xác nhất và đơn giản hóa nhất đó chính là: Theo thiết bị ngưng tụ là: Chiller giải nhiệt gió và Chiller giải nhiệt nước.

Chiller giải nhiệt nước (Còn gọi là Water Cooled Chiller)

Công suất của máy này lớn, từ 5ton đến trên 1000ton, phù hợp với những nơi có diện tích sàn trên 20.000m2. Chiller giải nhiệt nước thường được sử dụng cho các công trình lớn hoặc rất lớn như kho xưởng dược phẩm, thực phẩm lớn, trung tâm thương mại, siêu thị, các khu công nghiệp cao có từ hàng ngàn công nhân.

Chiller giải nhiệt nước có công suất lớn từ 5ton đến trên 1000ton.

Chiller giải nhiệt gió (Air Cooled Chiller)

Công suất hoạt động của Chiller giải nhiệt gió nhỏ hơn, chỉ bằng 70% Chiller giải nhiệt nước. Do đó người ta thường sử dụng loại này để phục vụ cho những công trình yêu cầu công suất thấp hơn và nơi không sẵn nguồn nước sạch để sử dụng.

Chiller giải nhiệt gió có công suất thấp hơn, chỉ khoảng 70% giải nhiệt nước.

Hệ thống Chiller giải nhiệt gió nhỏ gọn hơn nên diện tích lắp đặt ít hơn và thường được ứng dụng trong các lĩnh vực như:Làm mát nhà xưởng, giải nhiệt cho hóa chất với những nơi có nguồn nước bẩn và diện tích nhỏ. 

Quá trình thi công hệ thống Chiller

Việc thi công hệ thống Chiller yêu cầu cần độ chính xác cao, nó mới có thể tận dụng được tối đa chức năng của cả hệ thống. Không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, đạt hiệu suất hoạt động cao mà còn không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường xung quanh.

Để lắp đặt hoàn thiện hệ thống Chiller đòi hỏi độ chính xác và tỉ mỉ cao. 

=> Xem thêm: Cung cấp và sản xuất ống Chiller định hình theo bản thiết kế

Chính vì thế các kỹ thuật viên lắp đặt cần yêu cầu phải có chuyên môn cao và nghiêm ngặt tuân thủ theo đúng quy trình.

Thi công hệ thống Chiller cần phải lưu ý gì?

Kiểm tra toàn bộ thiết bị sẵn có

Công đoạn kiểm tra tất cả các thiết bị sau khi được chuyển tới là cực kỳ quan trọng nhưng nhiều người lại bỏ qua. Chỉ một chi tiết lỗi, không đúng hàng đồng bộ hay một thông số không phù hợp với công trình sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ thi công cũng như chất lượng của công trình.

Cần xác định vị trí lắp đặt khi thi công

Trong quá trình hoạt động, hệ thống Chiller sẽ phát ra những âm thanh tương đối lớn nên thường được lắp đặt ở dưới tầng hầm công trình. Hoặc bạn cần có một không gian riêng biệt với diện tích đủ cho cả một hệ thống và được thi công cách âm triệt để. 

Trong quá trình hoạt động, Chiller sẽ phát ra âm thanh tương đối lớn nên thường được lắp đặt ở tầng hầm.

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của cả hệ thống Chiller tới môi trường xung quanh

Khi hoạt động, tiếng ồn của Chiller khá to nên cần thi công cách xa nơi làm việc, những khu vực cần không gian yên tĩnh.

Đặc biệt chú ý tới những bộ đệm cô lập bên dưới, đường ống nước phải được cách nhiệt, cách âm bằng Vật liệu Foam Pu. Ngoài ra bề mặt tường hay vách phòng đặt hệ thống đều cần được thi công cách âm triệt để.

Toàn bộ đường ống nước phải được cố định bằng những móc treo với khoảng cách hợp lý.

Phòng lắp đặt hệ thống Chiller có yêu cầu gì?

Để quá trình vận hành và bảo trì hệ thống Chiller dễ dàng hơn, kỹ thuật viên sẽ tính toán khoảng cách phù hợp nhất giữa bộ phận ngưng tụ và máy nén khí.

Phòng đặt hệ thống Chiller phải có mặt phẳng bền chắc để chịu đựng sự gia chấn rung của toàn hệ thống.

Mặt phẳng lắp đặt hệ thống phải đủ độ bền chắc mới có thể chịu đựng được sự gia chấn rung khi toàn hệ thống vận hành cũng như trọng lượng của nó. Khoảng cách từ tủ điều khiển đến người điều khiển đủ rộng để giúp kỹ thuật viên linh hoạt trong việc điều khiển vận hành.

Nhiệm vụ chính của Chiller chính là làm lạnh nên không gian lắp đặt cần được cách nhiệt và tốt. Đặc biệt trong quá trình hoạt động sẽ phát sinh nhiệt nên bạn cần đảm bảo nhiệt độ phòng luôn dưới 45 độ C.

Ngoài ra cần bọc cách nhiệt hiệu quả để tránh hiện tượng sương đọng bên ngoài thành bình và giảm thiểu tổn thất nhiệt cho nó.

Những Kỹ thuật cần lưu ý khi thi công hệ thống Chiller

Kỹ sư sẽ thiết kế chuẩn các vị trí đặt từng bộ phận khác nhau chuẩn. Khi nhận hàng, bạn chỉ cần di chuyển Chiller cần đặt đến từng vị trí chính xác của nó. Đối với những thiết bị khác, bạn nên xem xét kỹ lưỡng để điều chỉnh các vị trí sao cho phù hợp nhất, tránh tối đa tình trạng hư hỏng.

Do hệ thống được sản xuất nguyên cụm không tách rời nên vị trí của từng bộ phận sẽ được các kỹ sư thiết kế trước.

Tiếp đến bạn cần quan tâm tới vị trí ra vào của bình ngưng và bình bay hơi nước sẽ cần lắp một số bộ phận sau:

  • Việc đảm bảo nguồn nước cho bình ngưng là cực kỳ quan trọng, chính vì thế bạn cần lắp công tắc dòng chảy cho đầu ra của các bình.
  • Nước luôn được làm lạnh trong bình bay hơi.
  • Đầu ra và vào của các bình cần có những nhánh rẽ lắp thiết bị đo nhiệt độ và đo áp suất nước kèm theo các văn ngắt.

Hệ thống đường ống cần được cách nhiệt triệt để, tránh tình trạng ngưng tụ nước và giảm độ rung khi làm việc. Phần đầu vào của các bình không cần gắn thêm các thiết bị lọc do đầu vào của các bơm van Y đã lọc sẵn. Việc này sẽ giảm được tổn thất và chi phí cho doanh nghiệp. Bạn chỉ cần lắp các van điện điều chỉnh và các van cân bằng tại đầu ra của các bình.

=> Xem thêm: Dịch vụ thi công Foam PU Cách nhiệt/bảo ôn hệ thống Chiller/ Boiler

Kỹ thuật viên sẽ lắp thêm đường nước xả ở vị trí thấp nhất của ống góp và ống nước ra, giúp thuận tiện trong việc vệ sinh các thiết bị. Ngoài ra các bình bay hơi cần lắp thêm cảm biến tín hiệu áp suất thấp để đảm bảo áp suất bay hơi luôn ở mức cho phép.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị, nhà thầu nhận thi công hệ thống Chiller uy tín và chất lượng. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan và có thể đưa ra được phương án phù hơp với yêu cầu của mình.

Bình Luận
.
.
.
.