fbpx

Dán cách âm: Làm sao để sử dụng giải pháp này hiệu quả nhất?

Cách âm tường bằng vật liệu dán cách âm là một giải pháp chống/giảm tiếng ồn tương đối phổ biến hiện nay. Để hiểu rõ hơn về ưu điểm và biết hướng sử dụng phương pháp này hiệu quả cho công trình của mình, bạn hãy cùng Polyme Ngọc Diệp theo dõi bài viết sau đây.

Cấu tạo của miếng dán cách âm

Miếng dán cách âm (còn gọi là giấy dán tường cách âm) là các tấm xốp lồi lõm, mềm và rỗng có khả năng hấp thụ, phản xạ lại âm thanh. Vật liệu này thường được cấu tạo từ 4 bộ phận gồm nhựa PE, lớp cách âm, keo và lớp giấy bảo vệ keo:

  • Lớp nhựa PE

Bộ phận này được tạo thành từ các hạt nhựa dẻo, có cấu trúc tinh thể biến thiên. Lớp nhựa này có khả năng chống dẫn điện, chống dẫn nhiệt và chống thấm nước. 

  • Lớp cách âm

Đây là bộ phận chiếm phần trăm nhiều nhất bên trong miếng dán cách âm. Lớp cách âm có thể được tạo nên từ vinyl hoặc mút xốp có cấu trúc nhấp nhô. Bộ phận này giúp làm tăng tính chống nhiệt, độ đàn hồi và tạo độ bền cho miếng dán cách âm. 

  • Lớp keo và lớp giấy bảo vệ keo

Lớp giấy bảo vệ keo sẽ được bóc ra khi bạn ốp miếng dán cách âm lên tường. Tùy vào việc loại miếng dán bạn mua là loại cao cấp hay bình thường mà chất lượng keo và độ bám dính sẽ khác nhau.

Lớp cách âm bằng xốp hoặc vinyl là bộ phận quan trọng nhất của miếng dán cách âm
Lớp cách âm bằng xốp hoặc vinyl là bộ phận quan trọng nhất của miếng dán cách âm

Ứng dụng miếng dán cách âm

Miếng dán cách âm có thể ứng dụng ở hầu hết loại công trình phổ biến như nhà ở, phòng làm việc như văn phòng, phòng thu hoặc các công trình giải trí như quán karaoke, phòng bar,… 

Miếng dán cách âm sẽ là sự lựa chọn khá tiện lợi và mang tính thẩm mỹ cao cho không gian cần được cách âm

Miếng dán cách âm vừa có khả năng cách âm, vừa có tác dụng trang trí phòng ngủ
Miếng dán cách âm vừa có khả năng cách âm, vừa có tác dụng trang trí phòng ngủ

Ưu điểm của miếng dán cách âm

Cách âm và điều âm hiệu quả

Kết cấu xốp lõm êm với nhiều lỗ khí giúp miếng dán cách âm có khả năng giữ tiếng ồn rất tốt. Cấu trúc nhấp nhô của lớp cách âm còn ngăn hiệu ứng doppler khi âm thanh đập vào những bề mặt cứng trong không gian, từ đó, hạn chế tiếng ồn lọt ra bên ngoài. 

Bề mặt lồi lõm giúp miếng dán cách âm giữ tiếng ồn hiệu quả
Bề mặt lồi lõm giúp miếng dán cách âm giữ tiếng ồn hiệu quả

Chi phí rẻ

Trên thị trường hiện nay, giá của miếng dán cách âm dao động trong khoảng 10.000 – 40.000/miếng tùy kích thước, chất liệu và mẫu mã. Như vậy, bạn có thể chỉ mất khoảng vài trăm nghìn hoặc vài triệu để phủ miếng dán cách âm cho toàn bộ tường trong căn phòng của mình. 

Trong khi đó, nếu dùng bông thủy tinh cách âm tường, bạn sẽ mất tầm 600.000 – 900.000 đồng cho một tấm dày 50mm, rộng hơn 1m và dài 15m. 

Ngoài giá thành cao, quá trình thi công phòng cách âm tường bằng bông thủy tinh thường phải kết hợp với các vật liệu khác. Khi đó, chi phí đầu tư sẽ tăng cao. So sánh như vậy để thấy miếng dán cách âm có chi phí tiết kiệm hơn nhiều. 

Nhiều mẫu thiết kế đa dạng

Phong cách thiết kế nội thất cho công trình đang ngày càng phong phú, từ hiện đại, sang trọng tới tối giản, cổ điển. Điều này đòi hỏi vật liệu cách âm như miếng dán cách âm cũng cần đa dạng hóa mẫu mã để bắt kịp các xu hướng thiết kế nội thất mới, và đáp ứng tốt nhu cầu trang trí không gian của người sử dụng. 

Hiện nay, miếng dán cách âm được sản xuất với nhiều màu sắc từ tone nóng tới tone lạnh và nhiều mẫu mã như giả vân gỗ, giả gạch, giả vân đá, giả da,… hoặc in họa tiết kiểu 3D. Do đó, bạn sẽ có rất nhiều sự lựa chọn để tìm ra tấm cách âm phù hợp với phong cách thiết kế không gian sống, sinh hoạt và làm việc của mình. 

Miếng dán cách âm in họa tiết mô phỏng vân gỗ tăng tính thẩm mỹ cho không gian
Miếng dán cách âm in họa tiết mô phỏng vân gỗ tăng tính thẩm mỹ cho không gian

Thời gian sử dụng dài so với chi phí bỏ ra

Nhờ khả năng chống thấm nước của lớp nhựa PE, miếng dán cách âm có thể không bị bong ra khỏi tường nếu gặp thời tiết nồm ẩm. Vật liệu này có thể bền từ 10 đến 15 năm trong điều kiện nhiệt độ bình thường.

Dễ dàng vệ sinh

Tuy có bề mặt lồi lõm nhưng miếng dán cách âm rất dễ vệ sinh, lau chùi do bề mặt vật liệu này được phủ một lớp nhựa chống thấm. Nếu miếng dán bị dính vết bẩn hoặc bám bụi, bạn chỉ cần dùng khăn hoặc giấy ẩm lau sạch đi. 

Bề mặt chống thấm của miếng dán cách âm giúp đơn giản hóa quá trình vệ sinh, lau chùi
Bề mặt chống thấm của miếng dán cách âm giúp đơn giản hóa quá trình vệ sinh, lau chùi

Các bước thi công dán cách âm cho căn phòng

Thi công dán cách âm cho phòng ở, sinh hoạt và làm việc thường trải qua 7 bước như sau:

Bước 1: Vệ sinh tường bằng khăn sạch để loại bỏ bụi bặm bám vào tường.

Bước 2: Đo đạc kích thước thước tường và cắt gọt miếng dán sao cho vừa vặn với kích thước của bức tường.

Bước 3: Bóc lớp giấy bảo vệ keo của miếng dán cách âm.

Bước 4: Tiến hành dán theo hướng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.

Bước 5: Kiểm tra lại độ bám dính của miếng cách âm phòng. Chú ý soi kỹ các phần cạnh và góc của miếng dán. 

Bước 6: Dùng keo silicon lấp kín đường tiếp giáp giữa các miếng dán phòng cách âm

Bước 7: Dùng khăn hoặc giấy mềm lau sạch bề mặt miếng dán cách âm sau khi đảm bảo rằng chúng đã bám dính chắc chắn trên tường. 

Cần đo đạc cẩn thận khi tiến hành dán miếng dán cách âm
Cần đo đạc cẩn thận khi tiến hành dán miếng dán cách âm

Lưu ý khi sử dụng giấy dán tường cách âm

Để áp dụng cách dán cách âm tường bằng miếng dán cách âm một cách hiệu quả, bạn nên chú ý tới một vài lưu ý sau: 

  • Xác định rõ phong cách thiết kế của không gian sinh hoạt, làm việc để chọn mua miếng dán cách âm có màu sắc, mẫu mã phù hợp. Căn phòng có phong cách tối giản không nên chọn miếng cách âm có màu sắc lòe loẹt, họa tiết phức tạp. Hoặc, nội thất trong phòng vốn đã cầu kỳ thì không nên chọn miếng dán có họa tiết quá nổi bật, rối mắt. 
  • Với không gian rộng, nên ưu tiên miếng dán tường cách âm có họa tiết đơn giản như giả gạch, vân sóng 3D,… Với căn phòng nhỏ, hãy chọn miếng dán cách âm có màu sắc tươi sáng để tạo hiệu ứng không gian rộng rãi hơn, đồng thời, có thể tạo điểm nhấn bằng miếng dán có họa tiết bắt mắt một chút như giả vân gỗ, giả vân đá,…
Cân nhắc kỹ về phong cách nội thất và tính chất không gian khi chọn miếng dán cách âm
Cân nhắc kỹ về phong cách nội thất và tính chất không gian khi chọn miếng dán cách âm

Một số vật liệu cách âm khác hiện nay trên thị trường

Miếng dán cách âm là phương pháp cách âm tường theo truyền thống, một số công trình đặc biệt thì kể cả miếng cách âm phòng thu cũng khó cho hiệu quả tuyệt đối. Hiện nay, đã có nhiều vật liệu công nghệ cao ra đời đáp ứng nhu cầu cách âm tường theo phương thức hiện đại cho nhiều công trình cao cấp như PU Foam và tấmTakani. 

Tấm thạch cao

Thạch cao là khoáng vật trầm tích hay phong hóa rất mềm có tinh thể ở dạng hạt hoặc bột. Để sản xuất ra tấm thạch cao, người ta sẽ pha thạch cao dạng bột thành dung dịch dạng sữa và đổ vào khuôn. 

Điểm cộng lớn nhất của thạch cao là trọng lượng nhẹ hơn gạch, bê tông lên tới 7-10 lần, thuận tiện cho quá trình vận chuyển, thi công. Nhờ được hỗ trợ tấm phản âm kết hợp cấu trúc lỗ hổng tròn, tấm/vách thạch cao có thể cách âm tốt hơn tường gạch truyền thống 2-3 lần. Dưới điều kiện môi trường ổn định và lý tưởng, tấm thạch cao có thể bền tới 50 năm. 

Song song với ưu điểm, thạch cao có nhược điểm là dễ bị ố vàng theo thời gian, chống ẩm kém và yêu cầu tay nghề kỹ thuật cao khi thi công. Cùng với đó, báo giá thi công tường thạch cao cũng có thể cao hơn so với việc sử dụng giấy dán tường.

Tấm Takani

Đây là vật liệu được tạo ra từ chất liệu PIR (lõi) và 02 lớp xi măng polyme đặc chủng (ở bề mặt ngoài) có khả năng cách âm, cách nhiệt, chống nước và chống cháy cao. Lớp lõi PIR có kết cấu nhiều lỗ khí phân bổ đều đặn với mật độ cao giúp tấm Takani cách âm hiệu quả. 

Xem thêm: BÁO GIÁ TẤM BẢO ÔN CÁCH NHIỆT MỚI NHẤT NĂM 2022

Tấm Takani có độ bền vượt trội hơn hẳn so với các tấm/miếng dán cách âm thông thường
Tấm Takani có độ bền vượt trội hơn hẳn so với các tấm/miếng dán cách âm thông thường

Ngoài khả năng cách âm, tấm Takani còn có khả năng cách nhiệt cực tốt nhờ hệ số dẫn nhiệt thấp, chỉ 0.0182w/m.k, đồng thời, có độ bền lên tới 70 năm, độ bám dính cao và chống thấm tốt.

Nếu đặt tấm thạch cao và tấm Takani lên bàn cân so sánh, có thể thấy tấm Takani ưu việt hơn nếu xét về tuổi thọ, khả năng chống thấm cùng khả năng chống cháy, cách nhiệt.

Xem thêm:

Nhìn chung, miếng dán cách âm là một phương pháp cách âm tường cho phòng ở, phòng làm việc tốn kém ít chi phí. Ưu điểm lớn nhất của vật liệu này là dễ vệ sinh, đa dạng mẫu mã. Song, nhược điểm là khả năng cách âm kém và có tuổi thọ thấp. Nếu bạn muốn tìm một vật liệu có tuổi thọ cao hơn, khả năng cách âm vượt trội hơn miếng dán cách âm gấp nhiều lần thì tấm Takani sẽ là gợi ý hoàn hảo. Để được tư vấn chi tiết về loại vật liệu này, bạn hãy liên hệ ngay với Polyme Ngọc Diệp qua hotline 0934.333.490.

Bình Luận
.
.
.
.