Mái tôn là loại vật liệu được sử dụng rộng rãi trong các công trình từ dân dụng đến công nghiệp bởi mẫu mã đa dạng, giá thành rẻ và dễ thi công. Tuy nhiên, mái tôn có một nhược điểm lớn là không có khả năng cách âm. Hãy cùng điểm qua các giải pháp cách âm mái tôn hiệu quả qua bài viết sau.
Nguyên nhân gây ra tiếng ồn ở nhà sử dụng mái tôn
Khi trời mưa, đặc biệt là mưa lớn kèm theo gió giật, các công trình sử dụng tôn lợp mái đều phải hứng chịu tiếng ồn. Ngoài ra, động vật chạy nhảy, vật lạ rơi trên mái tôn cũng là nguồn sinh âm phổ biến gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người sử dụng. Hiện nay, hiện tượng ô nhiễm tiếng ồn cũng đã được ghi nhận gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng tới đời sống con người.
Một nguyên nhân gây ra tiếng ồn nữa phải kể đến là sự cong vênh của tôn do sử dụng lâu ngày. Tôn là hợp kim giữa nhôm và kẽm dễ dẫn nhiệt. Khi gặp nắng nóng, tôn nở ra, phần mái gợn sóng bị đẩy lên gây ra tiếng ồn rất lớn.
Bên cạnh đó, mái tôn là một dòng vật liệu hấp thụ nhiệt rất lớn. Vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm, nhiệt độ mái tôn hấp thụ được có thể đạt ngưỡng 70 độ C. Lúc này toàn bộ không gian bên dưới xưởng sẽ bị “nung nóng” hừng hực dường như cả ngày.
Mặc dù đã sử dụng hết công suất các thiết bị, hệ thống làm mát trong suất thời gian hoạt động nhưng vẫn không đem lại hiệu quả như mong muốn. Hơn nữa chi phí tiền điện những tháng hè liên tiếp tăng vọt lên đến 30% khiến nhiều chủ sở hữu phải đau đầu.
Đặc biệt hơn, không khí trong xưởng nóng bức, khó chịu sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc của nhân viên. Những yếu tố này tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh nên các chủ đầu tư đã phải tìm kiếm giải pháp chống nóng mái tôn nhà xưởng đạt hiệu quả cao.
Thật may là chúng ta vẫn có thể khắc phục được những tiếng ồn khó chịu của mái tôn và biện pháp chống nóng mái tôn hiệu quả.
5+ giải pháp cách âm mái tôn thường gặp
Phun PU Foam trên/dưới để cách âm mái tôn
PU Foam là hợp chất hữu cơ cao phân tử được tạo nên từ Polyols và Iisocyanate, có dạng bọt xốp siêu nhẹ, không mùi, không vị, màu trắng ngà. PU Foam chuyên dụng sẽ được phun trực tiếp lên trên/dưới bề mặt mái tôn, để tạo thành một lớp cách âm hoàn hảo. Lớp cách âm liền mạch, không mối nối, không khe kẽ, giúp lấp đầy các khoảng trống trên mái tôn, mang lại hiệu quả cách âm hoàn hảo.
Bên cạnh đó, PU Foam còn có những ưu điểm nổi bật như:
- Khả năng cách nhiệt vượt trội
PU Foam có độ dẫn nhiệt λ cực thấp ~ 0,035W/m.K bằng 2,5% – 7% so với gạch nung là 0,5W/m.K – 1,4W/m.K
- Tính chống cháy cao
PU Foam là vật liệu có tính chống cháy hiệu quả
- Độ bám dính, khả năng điền đầy tốt
PU Foam được phun trực tiếp lên bề mặt mái tôn tạo thành một lớp cách âm liền mạch, không khe kẽ giúp giải quyết triệt để vấn đề lọt âm
- Trọng lượng nhẹ
PU Foam có trọng lượng nhẹ giúp giảm tải trọng cho công trình
- Tính linh hoạt:
PU Foam là chất liệu có thể phun trên nhiều dạng bề mặt hay kết cấu phức tạp
- Độ bền
PU Foam có tuổi thọ lên tới 70 năm (thí nghiệm trên máy gia tốc của Đức)
- An toàn
Sau khi phun, PU Foam sẽ tạo thành chất trơ về mặt hóa học, không có mùi khó chịu hay sinh ra những chất hóa học gây mất an toàn cho người sử dụng, và môi trường
Sử dụng tôn PU chống ồn, cách nhiệt để cách âm mái tôn
Tôn PU cũng là một giải pháp được áp dụng để cách nhiệt, cách âm mái tôn. Tôn cách nhiệt PU gồm có 3 lớp:
- Lớp tôn ngoài cùng
Được làm bằng tôn mạ kẽm hoặc hợp kim nhôm kẽm giúp tăng khả năng chống ăn mòn và chống rỉ sét, có tác dụng làm che mái, tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
- Lớp PU ở giữa
Có độ dày khoảng 20mm có tác dụng cách âm, chống ồn, cách nhiệt hiệu quả.
- Lớp cuối cùng
Đây là hỗn hợp hợp chất PP/PVC, kết hợp giữa tôn sơn tĩnh điện với lớp phủ polyurethane. Sơn tĩnh điện bền và mịn giúp sử dụng ngoài trời không bị rỉ sét.
Tôn PU vẫn tồn tại một nhược điểm là khả năng hấp thụ nhiệt cao do tỷ trọng của lớp PU thấp. Vì thế để khắc phục các nhà sản xuất đã cán thêm lớp PU dày 18mm dưới tôn thường 5 sóng. Tuy nhiên, điều này sẽ đồng nghĩa với việc giá thành sản phẩm tăng cao.
Làm trần thạch cao, trần nhựa để cách âm mái tôn
Trần thạch cao bao gồm hệ khung xương vững chắc liên kết vào kết cấu chính của tầng trên và các tấm thạch cao được khớp vào khung. Loại trần này còn được gọi là trần giả, là lớp trần thứ hai nằm dưới trần nhà nguyên thủy.
Kết cấu của trần thạch cao bao gồm:
- Hệ khung xương thạch cao
Khung trụ để các mảnh thạch cao được gắn vào, tăng tính chịu lực và kéo dài tuổi thọ của công trình
- Tấm thạch cao
Được liên kết trực tiếp với khung xương để tạo bề mặt trần nhẵn phẳng và tính thẩm mỹ cho ngôi nhà
- Sơn bả
Tạo độ mịn, đều màu cho bề mặt trần
Trần thạch cao sau khi thi công và sơn bả xong sẽ giảm tiếng ồn phía trên mái tôn khi mưa rơi một cách đáng kể.
Trần nhựa được làm từ bột nhựa PVC và các chất phụ gia, cho khả năng chống cháy và độ bền ổn định. Trần nhựa có thể tránh được 95 – 97% bức xạ nhiệt từ bên ngoài, hạn chế được sự tỏa nhiệt của mái tôn và tiếng ồn khi có mưa lớn. Một số ưu điểm của loại trần này bao gồm:
- Có khả năng chống nóng.
- Trọng lượng nhẹ giúp cho quá trình thi công dễ dàng, nhanh chóng.
- Chống ồn, chống nước khá tốt bởi có chứa nhựa PVC và các chất phụ gia khác.
Trần thạch cao, trần nhựa được ưa chuộng bởi có tính thẩm mỹ ổn định và khả năng chống ồn, chống nóng hiệu quả. Thêm vào đó, các loại trần này còn có độ bền và khả năng chống nước cao nên rất dễ dàng vệ sinh và kết hợp với việc trang trí nội thất ngôi nhà.
Mặc dù vậy, 2 loại trần này sau một thời gian sử dụng sẽ bị bám các vết bẩn từ bụi bặm và côn trùng khiến cho tổng thể căn nhà bị mất thẩm mỹ.
Sử dụng các tấm cách nhiệt, chống ồn để cách âm mái tôn
Lắp đặt các tấm cách nhiệt dưới mái tôn cho hiệu quả chống ồn lên tới 70 – 80%, giúp quá trình sinh hoạt và làm việc bên trong công trình không bị gián đoạn và cản trở.
Tấm cách nhiệt Takani
Tấm Takani là vật liệu được tạo ra từ chất liệu PIR (lõi) và 02 lớp xi măng polyme đặc chủng (ở bề mặt ngoài) có khả năng chống nóng, cách nhiệt, chống nước và chống cháy cao. Lớp lõi PIR có kết cấu nhiều lỗ khí phân bổ đều đặn với mật độ cao giúp tấm Takani cách âm hiệu quả.
Những ưu điểm của tấm Takani trong thi công cách âm mái tôn có thể kể đến là:
- Khả năng cách âm tốt
Sản phẩm có cấu trúc tế bào ô kín, phân bổ đều đặn với mật độ cao nên có khả năng cách âm tốt.
- Khả năng cách nhiệt tuyệt vời
Tấm Takani có lớp lõi PIR với hệ số dẫn nhiệt thấp, ~ 0.021W/m.K mang lại khả năng chống nóng hiệu quả.
- Là vật liệu đẳng nhiệt
Sản phẩm sẽ không bị biến dạng cơ lý khi nhiệt độ môi trường thay đổi, giúp ổn định bề mặt trần và khe nối giữa các tấm.
- Tuổi thọ cao
Chất liệu PIR được thí nghiệm tại phòng Test DIN (Cộng hòa Liên bang Đức) cho kết quả sản phẩm giữ được tuổi thọ trên 50 năm.
- Khả năng chống thấm cao
Là vật liệu có cấu trúc ô kín không tan trong nước, độ hấp thụ nước và hơi nước thấp, khả năng tự chống thấm cao, giúp bảo vệ “sức khỏe công trình” trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam. Tỷ suất hút nước của tấm Takani ≈ 36,5 g/m2 sau khi ngâm trong nước 48 giờ đồng hồ.
- Khả năng cách âm tốt
Sản phẩm có cấu trúc tế bào ô kín, phân bổ đều đặn với mật độ cao nên có khả năng cách âm triệt để. Hiệu quả cách âm tới 23dB (đã được test tại phòng thí nghiệm).
- Độ bám dính tốt
Chất liệu bề mặt của tấm là lớp xi măng polyme, tạo độ bám dính cho lớp sơn bả hoàn thiện.
- Thân thiện với môi trường
PIR và xi măng polyme đều là những chất liệu an toàn, không làm ảnh hưởng đến tầng ozone và người sử dụng.
Tấm xốp EPS
Xốp EPS hay còn gọi là xốp bọt biển, sản phẩm được sản xuất từ các hạt EPS nguyên sinh kích nửa. Các hạt sau khi kích nở sẽ kết dính lại với nhau dưới dạng tổ ong kín mạch nên có khả năng cách nhiệt, cách âm.
Xốp EPS màu trắng có kích thước tấm là 1mx2m với độ dày khác nhau: 20mm, 30mm, 40mm, 50mm, 100mm. Để chống nóng cho tường nhà, người ta thường sử dụng tấm có độ dày 20mm và 30mm.
Khi sử dụng để chống nóng và cách âm mái tôn, xốp XPS đem lại nhiều ưu điểm như:
- Có khả năng cách nhiệt, chống nóng
- Trọng lượng sản phẩm nhẹ, thi công dễ dàng, nhanh chóng
- Giá thành rẻ, thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe người sử dụng và không chứa các tác nhân gây hiệu ứng nhà kính
Mặc dù vậy, xốp EPS có nhược điểm là chống thấm nước không tốt, nên hạn chế sử dụng cho khu vực chân tường hay các công trình vệ sinh.
Sử dụng sơn chống ồn để cách âm mái tôn
Sơn chống ồn cho mái tôn là loại sơn có thành phần bao gồm các chất tạo màng cho khả năng cách nhiệt, cách âm và phản xạ ánh sáng mặt trời.
Trên thực tế, hiệu quả của sơn chống ồn, chống nóng phụ thuộc vào độ dày của lớp sơn được sử dụng. Lớp sơn càng dày thì hiệu quả chống nóng, chống ồn càng tăng. Ngoài ra, khả năng chống nóng, chống ồn của các loại sơn còn phụ thuộc vào tính chất riêng của mái tôn. Mái tôn càng thấp càng có thể cảm nhận rõ hiệu quả giảm tiếng mưa trên mái tôn bằng phun sơn chống ồn.
Tuy vậy, hiệu quả của loại sơn này cũng chỉ nằm ở mức tương đối. Người ta thường sử dụng kết hợp phương pháp cách âm khác cùng sơn chống ồn để có kết quả tốt hơn.
Xem thêm: [TỔNG HỢP] QUÁ TRÌNH LÀM PHÒNG CÁCH ÂM TẠI NHÀ
Qua bài viết trên, chúng ta biết được các loại vật liệu cách âm mái tôn phổ biến trên thị trường hiện nay phải kể đến là PU Foam, tấm Takani, mút cao su non, bông khoáng, bông thủy tinh hay phun sơn chống ồn. Trong đó, PU Foam là dòng vật liệu được đánh giá cao nhất với hiệu quả cách âm tốt, đồng thời mang lại khả năng chống nóng tuyệt vời.
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng PU Foam để cách âm cho mái tôn cho công trình của mình, vui lòng liên hệ với Polyme Ngọc Diệp qua hotline 0934.333.490 để được tư vấn chi tiết.