fbpx

Top 20+ cách chống nóng cho phòng ngủ không thể bỏ qua

Việc sử dụng các cách chống nóng cho phòng ngủ vào ngày hè thông minh sẽ giúp cho không gian nghỉ ngơi của bạn trở nên lý tưởng hơn bao giờ hết. Hiểu được điều này, Polyme Ngọc Diệp chia sẻ đến bạn top 20+ cách chống nóng hiệu quả nhất cho phòng ngủ ngay dưới đây.

Top 10+ cách chống nóng cho phòng ngủ mang tính tạm thời

Dưới đây là 10+ cách chống nóng cho phòng ngủ tạm thời bạn có thể tham khảo áp dụng.

Không mở cửa sổ vào ban ngày nếu không cần thiết

Vào ban ngày, nhiệt độ tăng cao và nắng rát từ khi còn rất sớm. Chính vì thế, một trong những cách chống nóng cho phòng ngủ dễ thực hiện nhất chính là không nên mở cửa sổ vào khoảng thời gian này, để tránh hấp thụ nhiệt từ bên ngoài.

Không mở cửa sổ vào ban ngày nếu không cần thiết để chống nóng tạm thời
Không mở cửa sổ vào ban ngày nếu không cần thiết để chống nóng tạm thời

Đóng – mở các cánh cửa linh hoạt theo từng thời điểm

Nếu cả một ngày đều đóng cửa, đương nhiên không gian phòng ngủ của bạn sẽ dễ bị bí và càng trở nên nóng bức hơn. Vì thế, tùy theo từng thời điểm, bạn nên có cách đóng mở cửa linh hoạt. Ví dụ như đóng cửa buổi trưa, mở cửa buổi tối,….

Tạo luồng không khí đối lưu tự nhiên để lưu thông không khí trong nhà

Việc điều khiến tốt hướng đi của luồng không khí đối lưu tự nhiên trong nhà cũng là một cách chống nóng cho phòng ngủ khá hiệu quả. Bạn có thể sử dụng quạt thông gió, quạt trần,… hoặc đơn giản là bày trí đồ đạc thưa hơn để tạo khoảng trống.

Kéo rèm che vào những giờ nắng nóng

Vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm, du bạn đóng cửa, hơi nóng từ bề mặt tường và cửa kính/gỗ đều tỏa ra hơi nóng khiến căn phòng trở nên nóng bức và khó chịu. Vì thế, bạn có thể lắp thêm rèm cửa để ngăn chặn ánh nắng tốt hơn, thậm chí còn đẩy lùi được những tia bức xạ xuyên qua cánh cửa, gây ảnh hưởng đến làn da.

Chọn rèm chắn sáng, cách nhiệt có màu trung tính

Trong thời tiết nóng bức, việc lựa chọn các đồ dùng cách nhiệt và có màu trung tính sẽ giúp cho không khí trở nên dịu mát hơn. Nếu bạn đang có ý định sử dụng rèm cửa để chắn sáng thì đừng bỏ qua lưu ý này.

Chọn rèm chắn sáng, cách nhiệt có màu trung tính để chống nóng cho phòng ngủ
Chọn rèm chắn sáng, cách nhiệt có màu trung tính để chống nóng cho phòng ngủ

Sử dụng quạt và điều hòa một cách thông minh

Quạt và điều hòa là hai loại thiết bị không thể thiếu trong ngày hè khi giúp tạo ra những luồng không khí mát lành và dễ chịu. Khi sử dụng điều hòa bạn nên hạn chế mở cửa khiến không gian hơi lạnh bị thoát ra ngoài.

Ngoài ra bạn có thể đặt 1 chậu nước đá trước quạt để tăng hiệu quả làm mát cho không gian phòng.

Đặt quạt trần quay ngược chiều kim đồng hồ để thông gió

Việc đặt quạt trần quay theo hướng ngược lại có vẻ sẽ khá lạ đời nhưng thực chất đây là một cách hay để thông gió, đồng thời còn giúp cho lực quay của cánh quạt mạnh mẽ hơn. Do đó, nếu căn phòng ngủ quá ngột ngạt vào ngày hè thì bạn có thể thử cách này.

Hạn chế dùng thường xuyên các thiết bị điện có công suất lớn

Các thiết bị điện có công suất lớn không chỉ tiêu tốn nhiều điện năng và còn dễ khiến cho toàn thể hệ thống đường tải bị quá tải, làm cho các thiết bị trong nhà nóng lên nhanh chóng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến không gian nghỉ ngơi của bạn.

Thay đệm và ga trải giường chất liệu thoáng mát

Vùng ga đệm trải giường là nơi tiếp xúc trực tiếp với cơ thể con người trong giấc ngủ, do đó chúng cần được làm bằng chất liệu thoáng mát để có thể đảm bảo cho làn da không bị bí. Đây cũng là cách chống nóng cho phòng ngủ được nhiều người áp dụng nhất do cực kỳ đơn giản.

Vệ sinh nhà cửa

Nếu không dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, các loại bụi bẩn và vi khuẩn sẽ ngày càng tăng lên, bám vào các bề mặt và cản trở sự tỏa nhiệt, khiến cho nhiệt năng tích tụ và gây nóng cho không gian.

Vì thế, việc dọn dẹp nhà cửa sẽ đem lại khá nhiều tác dụng cho không gian nghỉ ngơi và sinh hoạt của bạn.

Vệ sinh nhà cửa thường xuyên giúp không gian thoáng đãng hơn
Vệ sinh nhà cửa thường xuyên giúp không gian thoáng đãng hơn

Top 10+ cách chống nóng cho phòng ngủ mang tính lâu dài

Nếu muốn chống nóng lâu dài cho phòng ngủ, bắt buộc phải có sự đầu tư kỹ lưỡng. Bạn hãy thử áp dụng các phương pháp giải nhiệt lâu dài sau đây cho công trình của mình.

Đối với công trình đã hoàn thiện

Với các công trình hoàn thiện, bạn nên thi công chống nắng bằng cách lắp đặt mái hiên, chống nóng cho cửa kính, sử dụng tấm Takani,….

Thi công chống nóng cho cửa kính

Cửa kính có khả năng hấp thụ nhiệt rất tốt, do đó bạn nên cần có phương án chống nóng cho cửa kính để hạn chế nhiệt lượng tỏa vào không gian trong nhà. Bạn có thể sử dụng phim cách nhiệt, sơn cách nhiệt,….

Lắp đặt mái hiên hoặc lam chắn nắng cho cửa sổ/ban công

Hiện nay, các loại mái hiên chắn nắng đang được khá nhiều gia đình sử dụng. Nó sẽ hạn chế nhiệt lượng xâm nhập từ cửa sổ, cửa ban công hoặc thậm chí cả cửa ra vào. Nhờ vậy, các tác động trực tiếp từ ánh nắng ngày hè sẽ được giảm đáng kể.

Chống nóng cho tường ngoại thất hướng Tây bằng tấm Takani

Tấm Takani là dòng vật liệu cách nhiệt đương đại mang lại hiệu quả chống nóng tốt nhất hiện nay (ở dạng tấm). Nó thường được ứng dụng vào chống nóng tường hướng Tây, chống nóng trần nhà.

Tấm Takani có cấu tạo 3 lớp với lớp lõi PIR và 2 lớp ngoài là xi măng polyme đặc chủng. Cấu tạo này của Takani giúp tăng khả năng chống nóng, chống nước, cách nhiệt và chống cháy lan cao. Dưới đây là một số ưu điểm của phương pháp chống nóng này:

  • Khả năng chống nóng hiệu quả
  • Trọng lượng nhẹ, dễ thi công
  • Thi công linh hoạt, nhanh
  • Tuổi thọ sử dụng bền lâu
  • Tính thẩm mỹ cao

Xem thêm: BÁO GIÁ TẤM BẢO ÔN CÁCH NHIỆT MỚI NHẤT NĂM 2022

Chống nóng bằng tấm Takani
Chống nóng bằng tấm Takani

Sử dụng các loại đèn sáng dịu như CFL hoặc LED

Nhiều gia đình có thói quen sử dụng các loại đèn CFL hoặc LED ở mức sáng dịu nên phòng ngủ của họ cũng được cải thiện đáng kể về lượng nhiệt hấp thụ. Đây cũng là một cách chống nóng cho phòng ngủ vừa tiết kiệm, lại vừa dễ thực hiện.

Đối với công trình đang thi công

Riêng với những công trình đang thi công, các cách chống nóng sau chính là giải pháp bền vững nhất.

Xây dựng tường 2 lớp

Tường 2 lớp sẽ giúp cho căn nhà của bạn chống lại được các tác động từ thời tiết khắc nghiệt bên ngoài, từ đó đem lại khả năng làm dịu mát khá cao. Bạn nên sử dụng các tấm cách nhiệt tường nhà như xốp XPS, tấm Takani,… với khả năng cách nhiệt, chống thấm cao, để cho vào tường giữa tường 20.

Xây dựng tường 2 lớp chống nóng
Xây dựng tường 2 lớp chống nóng

Sử dụng gạch chống nóng, gạch mát

Nhờ việc sử dụng gạch làm mát, nhiều gia đình đã tìm ra cách chống nóng cho phòng ngủ và cách nhiệt cho tường nhà có hiệu quả cao. Các loại gạch này sẽ giúp cho phần khí mát được tản ra theo chiều từ dưới lên và giúp cho giấc ngủ của bạn dễ chịu hơn.

Sử dụng gạch mát để chống nóng phòng ngủ
Sử dụng gạch mát để chống nóng phòng ngủ

Thi công chống nóng cho mái nhà và tường nhà bằng công nghệ phun PU Foam

Công nghệ phun PU Foam – một giải pháp cách nhiệt, chống nóng hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn. Lớp bọt xốp PU Foam sẽ được phun trực tiếp lên bề mặt trần, vách để tạo thành lớp cách nhiệt liền mạch, không mối nối, không khe kẽ. Đây chính là ưu điểm vượt trội của nó.

Ngoài ra bọt xốp PU Foam có hệ số dẫn nhiệt thấp nhất trong tất cả các dòng vật liệu cách nhiệt hiện nay. Do đó nó mang lại hiệu quả nó mang lại khả năng chống nóng tuyệt đối cho ngôi nhà bạn. Giải pháp đã được ứng dụng rộng rãi trong các công trình dân dụng và công nghiệp tại Việt Nam.

Ưu điểm của PU Foam cách nhiệt:

  • Khả năng chống nóng, cách âm tốt
  • Chống thấm cao
  • Chống cháy an toàn
  • Siêu nhẹ, dễ thi công
  • Độ bám dính tốt
  • Thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe

Nếu bạn đang phân vân không biết đơn vị nào phun PU Foam chuyên nghiệp thì hãy liên hệ ngay với Polyme Ngọc Diệp. Với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực Cách nhiệt – Cách âm – Chống cháy lan, Polyme Ngọc Diệp cam kết mang tới cho bạn giải pháp chống nóng hiệu quả với chi phí tốt nhất.

Xem thêm: BÁO GIÁ PHUN PU FOAM CHỐNG NÓNG HIỆU QUẢ NHẤT 2023

Phương pháp phun Foam PU chống nóng
Phương pháp phun Foam PU chống nóng

Lắp đặt thêm thông gió

Một cách chống nóng cho phòng ngủ khác đó là bạn có thể lắp đặt một hệ thống thông gió. Với hệ thống này, không khí sẽ được lưu thông tốt hơn và theo một trật tự chung, đẩy lùi được các nguy cơ bí bách và ngột ngạt trong phòng.

Chú ý lựa chọn màu sắc tươi sáng và vật liệu nội thất không hút bức xạ nhiệt

Các yếu tố về vật liệu hay màu sắc của các đồ nội thất cũng cần được quan tâm, khi bạn muốn biến hóa không gian phòng ngủ trở nên thoáng mát và dễ chịu hơn. Nếu có thể, hãy chọn đồ nội thất có màu xanh, trắng, hồng,… và được làm từ các chất liệu như vải lanh, đá, gỗ,….

Bố trí nội thất hợp lý, sắp xếp gọn gàng, tạo độ thông thoáng

Bạn không nên bố trí quá nhiều đồ nội thất trong cùng một không gian phòng ngủ hoặc sắp xếp chúng quá gần với nhau. Theo cách này, căn phòng sẽ có độ thông thoáng và tạo cảm giác “dễ thở” hơn.

Thi công logia

Logia là phần được xây thụt vào bên trong, gọi là hành lang có độ bằng với mặt bằng của căn nhà nên sẽ thông thoáng và ít hấp thụ nhiệt hơn nhiều so với ban công. Bởi vậy, nếu muốn xây dựng một khu vực thư giãn trong ngày hè, bạn có thể ưu tiên thi công logia.

Thi công logia chống nóng phòng ngủ
Thi công logia chống nóng phòng ngủ

Trên đây là các thông tin tổng hợp về top 20+ cách chống nóng cho phòng ngủ trong ngày hè mà bạn có thể áp dụng. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về dịch vụ thi công chống nóng, vui lòng liên hệ hotline 0934.333.490 để được Polyme Ngọc Diệp tư vấn chi tiết.

Bình Luận
.
.
.
.